TAILIEUCHUNG - Bài giảng Pháp luật: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

(NB) Tiếp theo phần 1 Bài giảng Pháp luật: Phần 2 gồm có 4 chương cung cấp những kiến thức về cơ bản về pháp luật lao động, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự, luật phòng, chống tham nhũng, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. | Bài giảng Pháp luật Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng CHƯƠNG 4 PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Lao động . Khái niệm Luật Lao động là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành điều chính các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. . Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động bao gồm 2 nhóm quan hệ xã hội đó là - Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. - Quan hệ xã hội khác có liên quan đến quan hệ lao động. . Phương pháp điều chỉnh - Phương pháp thỏa thuận bình đẳng. - Phương pháp mệnh lệnh quyền uy. 2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động . Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể quan hệ pháp luật lao động Đây là nguyên tắc chủ đạo của pháp luật lao động trong quan hệ lao động các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. - Đối với người lao động Trước hết pháp luật lao động phải nâng cao địa vị pháp lý của người lao động để họ có vị thế bình đẳng với người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Đồng thời thông qua việc xác định các định mức tiêu chuẩn lao động Thời gian làm việc tiêu chuẩn thời gian nghỉ ngơi lương tối thiểu. buộc các bên chủ thể quan hệ lao động đặc biệt là người sử dụng lao động phải tuân thủ nghiêm túc. Mặt khác pháp luật lao động có những quy định khuyến khích tạo điều kiện để người lao động tự rèn luyện nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp tự 18 khẳng định mình và về lâu dài họ có khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động. - Đối với người sử dụng lao động Trước hết pháp luật lao động phải tạo điều kiện để thực hiện một cách tốt nhất quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong thuê mướn trả công lao động quyền chủ động tổ chức quản lý lao động trong doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời pháp luật lao động

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.