TAILIEUCHUNG - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách chất vô cơ

Tài liệu cung cấp các bài tập, ví dụ nhằm xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách chất vô cơ. Để nắm chi tiết nội dung các bài tập, cách nhận biết các chất vô cơ, bài viết. | Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách chất vô cơ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT VÔ CƠ . Bài tập nhận biết các chất . Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết Nhận biết là quá trình dùng các phương pháp để tìm ra các chất, hh bị mất nhãn hoặc bị hỗn tạp trong hh (hay không rõ nguồn gốc ). - Để nhận biết các chất hóa học cần nắm vững tính chất lý hóa cơ bản của chất đó, chẳng hạn: Trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, độ tan, độ nóng chảy, độ sôi, các phản ứng hóa học đặc trưng có kèm theo dấu hiệu tạo kết tủa, hòa tan, sủi bọt khí, thay đổi màu sắc , kể cả những chất do chúng tạo nên trong quá trình nhận biết. - Để làm được các bài toán về nhận biết một cách thành thạo phải dựa vào các phản ứng hoá học đặc trưng để nhận biết nghĩa là phản ứng mà dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan ta có thể cảm nhận và cảm thụ được. Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan, kết tủa, mất màu, tạo màu hay đổi màu. Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH3 có mùi khai, SO2, sốc, H2S mùi trứng thối. Thường chỉ dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn nhận biết n hóa chất cần phải tiến hành (n-1) thí nghiệm. . Các phương pháp nhận biết Có nhiều phương pháp để nhận biết hóa chất, trong đó nhận biết bằng phương pháp vật lý và hóa học là thông dụng nhất. . Nhận biết bằng phương pháp vật lý Nhận biết bằng phương pháp vật lý là phương pháp nhận biết các chất thông qua các tính chất vật lý như: trạng thái tồn tại, nhiệt độ sôi, độ tan, màu sắc, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, từ tính. Các đặc tính của từng chất như: khí CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, khí NH3 có mùi khai, khí H2 S có mùi trứng thối, khí Cl 2 có màu vàng lục Ví dụ 1 : Để phân biệt các lọ đựng các chất sau bị mất nhãn: cát, Fe, đường glucozơ, ta có thể dựa vào tính chất vật lý:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.