TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) thông qua Agrobacterium rhizogenes K599

Nghiên cứu được tiến hành nhằm cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes K599 và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ. Ba loại vật liệu khác nhau là mô sẹo, lá mầm và rễ cây con in vivo được sử dụng làm nguồn lây nhiễm cảm ứng tạo rễ tơ. Kết quả cho thấy, rễ cây con in vivo là loại vật liệu thích hợp để cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân. Mật độ vi khuẩn cho tỷ lệ mô rễ cảm ứng tạo rễ cao nhất (42,7%) tương ứng với giá trị mật độ quang OD600=0,6 trong thời gian lây nhiễm là 30 phút. Các dòng rễ tơ có khả năng tăng trưởng nhanh, ổn định và hiệu quả hình thành rễ tơ cao nhất khi nuôi cấy trong môi trường WPM/2 không bổ sung chất điều tiết sinh trưởng ở điều kiện tối trong 6 ngày. Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang ức chế sự hình thành rễ tơ giai đoạn ủ cảm ứng nhưng thúc đẩy quá trình này khi áp dụng ở bước loại bỏ vi khuẩn. Các dòng rễ tơ chuyển gen đã được kiểm chứng nhờ kỹ thuật PCR với cặp mồi chuyên rolC. | Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) thông qua Agrobacterium rhizogenes K599 Khoa học Nông nghiệp Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) thông qua Agrobacterium rhizogenes K599 Phí Thị Cẩm Miện1*, Nguyễn Minh Đức1, Kim Anh Tuấn1, Nguyễn Đức Bách1, Phạm Bích Ngọc2, Chu Hoàng Hà2, Lê Thị Vân Anh3, Dương Phương Thảo4 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 4 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định Ngày nhận bài 23/9/2019; ngày chuyển phản biện 26/9/2019; ngày nhận phản biện 28/10/2019; ngày chấp nhận đăng 31/10/2019 Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân (Paramignya trimera) nhờ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes K599 và khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối rễ tơ. Ba loại vật liệu khác nhau là mô sẹo, lá mầm và rễ cây con in vivo được sử dụng làm nguồn lây nhiễm cảm ứng tạo rễ tơ. Kết quả cho thấy, rễ cây con in vivo là loại vật liệu thích hợp để cảm ứng tạo rễ tơ cây xáo tam phân. Mật độ vi khuẩn cho tỷ lệ mô rễ cảm ứng tạo rễ cao nhất (42,7%) tương ứng với giá trị mật độ quang OD600=0,6 trong thời gian lây nhiễm là 30 phút. Các dòng rễ tơ có khả năng tăng trưởng nhanh, ổn định và hiệu quả hình thành rễ tơ cao nhất khi nuôi cấy trong môi trường WPM/2 không bổ sung chất điều tiết sinh trưởng ở điều kiện tối trong 6 ngày. Chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang ức chế sự hình thành rễ tơ giai đoạn ủ cảm ứng nhưng thúc đẩy quá trình này khi áp dụng ở bước loại bỏ vi khuẩn. Các dòng rễ tơ chuyển gen đã được kiểm chứng nhờ kỹ thuật PCR với cặp mồi chuyên rolC. Từ khóa: Agrobacterium rhizogenes, nhân nhanh, phytohormon, rễ tơ. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề thu nhận rễ tơ từ cây xáo tam phân để phục vụ cho nghiên cứu và sản .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.