TAILIEUCHUNG - Cảm quan về con người trong thơ Nguyễn Bình Phương
Bài viết nghiên cứu về cảm quan con người trong thơ Nguyễn Bình Phương nhằm chỉ ra đóng góp, phong cách nghệ thuật cũng như dấu ấn của nhà thơ đối với tiến trình vận động thơ ca Việt Nam đương đại. Từ đó, cho thấy diện mạo sinh động, hướng phát triển hiện đại, hội nhập thế giới của thơ ca dân tộc. | Cảm quan về con người trong thơ Nguyễn Bình Phương CẢM QUAN VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NGUYỄN THỊ DIỄM MY Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Trăn trở về cuộc sống, về con người, các dạng thức cái tôi trong thơ Nguyễn Bình Phương, từ con người Xa thân đến con người cô đơn, lạc lõng, đều là những ảnh phản của khát vọng khám phá, dựng xây con người và cuộc đời. Cảm quan về con người đa chiều kích cũng là một phương diện đặc sắc trong thế giới nghệ thuật, làm nên phong cách thơ ông. Bài báo nghiên cứu về cảm quan con người trong thơ Nguyễn Bình Phương nhằm chỉ ra đóng góp, phong cách nghệ thuật cũng như dấu ấn của nhà thơ đối với tiến trình vận động thơ ca Việt Nam đương đại. Từ đó, cho thấy diện mạo sinh động, hướng phát triển hiện đại, hội nhập thế giới của thơ ca dân tộc. Từ khóa: Thơ Việt Nam đương đại, thơ Nguyễn Bình Phương, con người cô đơn. 1. MỞ ĐẦU Nguyễn Bình Phương là một trong những nhà thơ Việt Nam đương đại có phong cách nghệ thuật khá độc đáo. Thơ của ông kết hợp tính triết lý và chất suy tưởng, siêu thực trong cảm quan về thế giới và con người. Con người là vấn đề cơ bản, quan trọng của tác phẩm văn học, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của cá tính, phong cách nhà văn. Tuỳ theo sự vận động của các trào lưu, trường phái văn học từng thời kỳ mà cảm quan về con người của nhà văn vận động theo. Nhận xét về thơ Nguyễn Bình Phương, tác giả Việt Quỳnh trong bài “Nhà văn nhà thơ Nguyễn Bình Phương: Gây ám ảnh, chứ không chỉ là nhớ”, cho rằng: “Nếu như con người trong chủ nghĩa hiện đại tỏ ra ưu thế chán chường trước trạng thái tha hóa của nhân sinh thì con người trong chủ nghĩa hậu hiện đại lại càng dị thường hóa, ảo giác hóa sự tha hóa đó một cách thản nhiên để lấy làm thú vị, mặc dù có lúc cũng hoảng sợ” [7]. Nếu trong chủ nghĩa hiện đại, ý thức về cái tôi rất mãnh liệt, thì ngược lại, trong chủ nghĩa hậu hiện đại, con người thường bị phân tán thành “một chủ thể phi .
đang nạp các trang xem trước