TAILIEUCHUNG - Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm
Bài viết về một số tư liệu Hán Nôm liên quan đến lầu Tàng Thơ trong sử sách, bia ký nhằm phác thảo cái nhìn tổng quan về sự hình thành, đặc trưng kiến trúc, chức năng lưu trữ tư liệu để góp phần khẳng định vai trò, chức năng và vị thế quan trọng của nó trong lịch sử. | Lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 139 TƯ LIỆU LẦU TÀNG THƠ TRONG CÁC NGUỒN TƯ LIỆU HÁN NÔM Võ Vinh Quang* 1. Lời mở Lầu Tàng Thơ (Tàng Thư Lâu 藏書樓) là một trong những di tích kiến trúc nghệ thuật quan trọng trong quần thể di tích cố đô Huế, được Bộ Văn hóa & Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo quyết định số 99/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004. Cùng với sự phục hưng và phát triển mạnh mẽ di tích Huế, lầu Tàng Thơ đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chú trọng đầu tư tôn tạo trong nhiều năm qua, với mục đích phục hồi Thư viện Hoàng cung, nơi được xem là một thư viện lớn, một trung tâm lưu trữ và phục chế tư liệu nổi bật, một địa chỉ tin cậy của không chỉ ở Huế mà còn đối với nhân dân cả nước. Nhân lầu Tàng Thơ sắp được khánh thành và đưa vào hoạt động, chúng tôi xin có một số khảo sát và giới thiệu sơ lược lầu Tàng Thơ trong các nguồn tư liệu Hán Nôm, nhằm góp phần cung cấp cái nhìn tương đối xuyên suốt về lầu Tàng Thơ trong hơn 100 năm tồn tại của mình. 2. Lầu Tàng Thơ (Tàng Thư Lâu) trong sử liệu triều Nguyễn Từ niên hiệu Minh Mạng (1820-1840), sau ngày đất nước ổn định, triều chính quy củ, Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (vua Minh Mạng) đã không ngừng quan tâm đến việc thu thập, lưu trữ tư liệu các đời. Cùng với việc cho xây dựng, tiến tới thành lập Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1820-1821), không ít thư viện từ trung ương đến địa phương được hình thành và ngày càng lớn mạnh như Tàng Thư Lâu (1825), Đông Các (Thư viện Nội Các, 1826), Tụ Khuê Thư Lâu (1852), Tàng Bản Đường (1857), Tân Thư Viện (1909), Thư viện Bảo Đại (1923), Thư viện Viện Cổ học, Thư viện của Hội Đô thành Hiếu cổ, Thư viện Long Cương (Thư viện của gia đình Cao Xuân Dục) . Trong số các thư viện, kho lưu trữ kể trên, Tàng Thư Lâu giữ một vai trò đặc biệt. Theo một quyển thư mục nhan đề “Tàng Thư Lâu bạ tịch” viết
đang nạp các trang xem trước