TAILIEUCHUNG - Cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của khu vực miền Trung. Qua thống kê từ nhiều công trình đã công bố, nghiên cứu của chúng tôi từ trước đến nay và kết quả của đề tài KHCN cấp tỉnh “Đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên sinh học ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, cho thấy trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận được loài động vật có xương sống (ĐVCXS) thuộc 213 họ, 51 bộ, 5 lớp khác nhau. | Cấu trúc thành phần loài động vật có xương sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017 123 MÔI TRƯỜNG - SINH THÁI CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Văn Phú*, Nguyễn Duy Thuận** 1. Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế (TTH) là dải đất miền Trung nối tiếp dãy Trường Sơn với ven bờ Biển Đông, địa hình nhiều núi cao và vùng đồng bằng ven biển mang tính đặc thù bán sơn địa. Đây là vùng tận cùng của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, địa hình phát triển chủ đạo theo hướng tây bắc - đông nam. Đặc trưng của kiểu địa hình này là sườn tây thoải, còn sườn phía đông khá dốc, bị phân cắt mạnh., là sinh cảnh phát triển phong phú nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH). Trên cơ sở tư liệu nghiên cứu nhiều năm, kết hợp các nguồn tư liệu đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi biên tập thành bài báo “Cấu trúc thành phần loài Động vật có xương sống ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. Bài báo đã thống kê được ở Thừa Thiên Huế có loài động vật có xương sống (ĐVCXS) thuộc 213 họ, 51 bộ, 5 lớp khác nhau. Trong đó, lớp Cá xương (Osteichthyes) đa dạng nhất về thành phần với 500 loài, 94 họ và 19 bộ; tiếp đến là lớp Chim (Aves) có 407 loài, 66 họ thuộc 18 bộ; lớp Thú (Mammalia) có 144 loài, 29 họ thuộc 10 bộ; lớp Bò sát (Reptilia) có 104 loài thuộc 17 họ, 2 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibia) có 68 loài thuộc 7 họ, 2 bộ. Các loài này đều phân bố trong các hệ sinh thái điển hình: vườn quốc gia, khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học, hệ đầm phá, các hệ thống sông, vùng đồng bằng và cát ven biển. Do khuôn khổ của bài báo, chúng tôi chỉ phân tích cấu trúc thành phần loài ĐVCXS, nếu quý độc giả quan tâm đến danh lục thành phần loài, xin liên hệ với tác giả để được chia sẻ. 2. Tư liệu và phương pháp - Tập hợp và hồi cố các số liệu của các tác giả nghiên cứu từ trước tới nay thông qua chủ trì và tham gia các đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và cấp tỉnh. - Nghiên cứu bổ sung
đang nạp các trang xem trước