TAILIEUCHUNG - Về phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn
Dựa vào 8 tài liệu hồi ký, ghi chép của những người đương thời chứng kiến phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn, tác giả phân tích các tiêu chí nhận dạng về phủ này. Và dựa vào các tiêu chí đó, tác giả tìm kiếm thực địa nơi Cadière chỉ dẫn, để một lần nữa chứng minh khu vực đình Dương Xuân Hạ ở cánh đồng Bàu Vá chính là phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn. | Về phủ Dương Xuân của chúa Nguyễn 50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 VỀ PHỦ DƯƠNG XUÂN CỦA CHÚA NGUYỄN Nguyễn Anh Huy* Chúng ta được biết thời các chúa Nguyễn, ngoài đô thành Phú Xuân ở bắc Sông Hương, còn có xây dựng ở thượng lưu bờ nam Sông Hương một cái phủ có tên là phủ Dương Xuân, và sử triều Nguyễn chép như sau: “Gò Dương Xuân: Ở phía tây bắc huyện (Hương Thủy) 15 dặm; thế gò bằng phẳng rộng rãi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt dài dặc độ vài dặm; phía nam gò có đàn Nam Giao, phía tây có nhiều danh lam cổ sát, cũng xưng là nơi giai thắng. Cẩn án: Lúc đầu bản triều khai quốc có dựng phủ ở gò Dương Xuân nầy. Đời vua Hiển Tôn năm Canh Thìn thứ 9 (1700) trùng tu, cơ Tả Thủy đào đất được 1 cái ấn đồng có khắc chữ "Trấn Lỗ tướng quân chi ấn"., nhân đó đặt tên phủ là Ấn phủ. Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào”.(1) Năm 1925, Linh mục Léopold Michel Cadière (1869-1955)(2) dựa vào các tài liệu cổ như nhật ký năm 1749 của Pierre Poivre , Lê Quý Đôn. để tìm cách chứng minh rằng phủ Dương Xuân ở khu vực đình Dương Xuân Hạ ở cánh đồng Bàu Vá, đường Bùi Thị Xuân, Phường Đúc, Huế ngày nay. Sau này, các nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, Trần Viết Điền, Trần Đại Vinh(3) cũng đã theo hướng này, bỏ nhiều tâm huyết, công sức thực địa để tìm các chứng cứ bổ sung cho nhận định của Cadière. Riêng nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từ năm 1992, đã đưa ra giả thuyết mới là phủ Dương Xuân ở khu vực chùa Thiền Lâm, Huế; sau đó cho ra mắt công trình Đi tìm dấu tích cung điện Đan Dương (Sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung)(4) với nội dung cho rằng phủ Dương Xuân ở khu vực chùa Thiền Lâm chính là nơi chôn cất thi thể vua Quang Trung. Tất nhiên rằng trong 2 vị trí trên, chắc chắn sẽ có 1 vị trí sai với sự thật lịch sử. Do vậy, để tìm ra vị trí của phủ Dương Xuân một cách tương đối chính xác, tôi thấy cần phải đi khảo sát thực tế cả 2 nơi, sau đó so sánh đối chiếu với các sử liệu hiện .
đang nạp các trang xem trước