TAILIEUCHUNG - Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp

Các tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh tiếng Hàn có t trong cấu trúc so sánh t như B là động từ được liên tưởng và chiếu đến chất liệu thẩm mĩ là các con giáp theo đặc trưng hành động rất điển hình của từng con vật. Các động từ biểu đạt thuộc tính t trong tín hiệu thẩm mĩ bao gồm cả hành động của con người và hành động/động tác của các con giáp. | Đặc trưng tín hiệu thẩm mĩ của tục ngữ so sánh tiếng Hàn có yếu tố chỉ con giáp ĐẶC TRƯNG TÍN HIỆU THẨM MĨ CỦA TỤC NGỮ SO SÁNH TIẾNG HÀN CÓ YẾU TỐ CHỈ CON GIÁP Hoàng Thị Yến1*, Hoàng Thị Hải Anh2 1. Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2. Bộ môn Tiếng Hàn, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hạ Long, Số 258 Bạch Đằng, Uông Bí, Quảng Ninh, Việt Nam Nhận bài ngày 29 tháng 1 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 3 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2019 Tóm tắt: Các tín hiệu thẩm mĩ trong tục ngữ so sánh tiếng Hàn có t trong cấu trúc so sánh t như B là động từ được liên tưởng và chiếu đến chất liệu thẩm mĩ là các con giáp theo đặc trưng hành động rất điển hình của từng con vật. Các động từ biểu đạt thuộc tính t trong tín hiệu thẩm mĩ bao gồm cả hành động của con người và hành động/động tác của các con giáp. Nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ không đòi hỏi tân ngữ bao gồm các động từ chuyển động (đi, chạy, đuổi, nhảy) và không chuyển động (ngồi, bám dính, run, tụ họp), các động từ chỉ âm thanh (nói, gào, mắng chửi, gọi). Trong nhóm tín hiệu thẩm mĩ có t là động từ đòi hỏi tân ngữ, xuất hiện các động từ cơ bản chỉ hoạt động thường ngày của con người như nhìn, ăn/uống, đánh/ném, bắt chước. Cách biểu đạt của các đơn vị tục ngữ rất sinh động và phản ánh rõ nét đặc trưng của phương thức tư duy, cách nghĩ, cách cảm và cách ứng xử của người dân Hàn đối với thế giới xung quanh nói chung và đối với 12 con giáp nói riêng.** Từ khóa: tín hiệu thẩm mĩ, tục ngữ so sánh, tiếng Hàn, con giáp, t như B, động từ 1. Mở đầu 1 Thị Hương (2015), Hoàng Thị Yến (2017a), Son Sun Yeong (2015). nghiên cứu đối chiếu Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thành ngữ, tục ngữ nói chung và tục ngữ động là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên vật nói riêng trong tiếng Hàn và tiếng Việt. cứu. Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ, các Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu về tục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.