TAILIEUCHUNG - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai ở địa phương. | Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 128, Số 3A, 2019, Tr. 121–134; DOI: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Nguyễn Thế Vinh, Nguyễn Hữu Ngữ, Hồ Kiệt, Nguyễn Bích Ngọc*, Hoàng Anh Cảm Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai ở địa phương. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa – cá – vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá – vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao. Từ khóa: Bố Trạch, hiệu quả sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đai 1 Đặt vấn đề Đất đai là một trong bốn yếu tố đầu vào quan trọng cho phát triển nông nghiệp. Áp lực của gia tăng dân số và sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ cùng với quá trình đô thị hóa làm giảm quỹ đất. Hệ thống quản lý và phương thức trồng trọt là những yếu tố quan trọng trong việc đẩy mạnh năng suất ở các nước đang phát triển. Cơ cấu của ngành nông nghiệp của mỗi

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.