TAILIEUCHUNG - Ứng dụng dòng xung trong công nghệ mạ đồng tạo hình điện hóa
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu mạ đồng bằng dòng xung vuông có đảo chiều trên 02 loại dung dịch mạ: Dung dịch axít có thành phần 280 g/L, H2SO4 70 g/L và dung dịch floborát có thành phần Cu(BF4)2 230 g/L, H3BO3 15 g/L, HBF4 10 g/L. | Ứng dụng dòng xung trong công nghệ mạ đồng tạo hình điện hóa Nghiên cứu khoa học công nghệ ỨNG DỤNG DÒNG XUNG TRONG CÔNG NGHỆ MẠ ĐỒNG TẠO HÌNH ĐIỆN HÓA Ngô Hoàng Giang*, Phạm Thị Phượng, Mai Văn Phước Tóm tắt: Công nghệ tạo hình điện hóa dùng để chế tạo những chi tiết có hình dạng phức tạp. Lớp mạ đồng trong công nghệ tạo hình điện hóa yêu cầu chiều dày lớn (thường ≥ 2 mm) nên cần nghiên cứu công nghệ mạ đồng có tốc độ cao, ứng suất thấp. Bên cạnh nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện công nghệ khi mạ dòng 1 chiều còn có thể tăng tốc độ mạ đồng bằng cách sử dụng dòng xung. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mạ đồng bằng dòng xung vuông có đảo chiều trên 02 loại dung dịch mạ: dung dịch axít có thành phần 280 g/L, H2SO4 70 g/L và dung dịch floborát có thành phần Cu(BF4)2 230 g/L, H3BO3 15 g/L, HBF4 10 g/L. Kết quả cho thấy có thể mạ đồng bằng dòng xung với mật độ dòng 15 ÷ 20 A/dm2, giúp tăng tốc độ mạ lên đến 140 ÷ 252 µm/h, lớp mạ có ứng suất thấp. Từ khóa: Mạ đồng điện hóa; Mạ đồng tốc độ cao; Dòng xung. 1. MỞ ĐẦU Dung dịch mạ đồng thường là dung dịch cyanua, dung dịch axít, dung dịch pyrophốtphát Phổ biến nhất vẫn là dung dịch axít vì công nghệ đơn giản, hiệu suất cao, dễ hiệu chỉnh thành phần và ít độc hại, thân thiện với môi trường hơn. Dung dịch cyanua có tính độc hại cao thường chỉ sử dụng khi mạ trực tiếp trên thép, mạ các chi tiết hình dạng phức tạp [1, 2, 4]. Tác giả lựa chọn nghiên cứu với dung dịch đồng axít và dung dịch floborát vì đây là hai dung dịch mạ có công nghệ đơn giản, hiệu suất cao và dễ duy trì, lớp mạ có độ dẻo tốt [1]. Kỹ thuật mạ dòng 1 chiều trong dung dịch có thành phần 280 g/L, H2SO4 70 g/L với mật độ dòng catốt 6 ÷ 7 A/dm2 tạo lớp mạ đồng có tốc độ mạ 70 ÷ 78 µm/h, lớp mạ có ứng suất thấp. Mạ bằng dòng xung cho lớp mạ mịn, ít lỗ xốp hơn mạ bằng dòng 1 chiều [3, 6]. Nhiều nhà nghiên cứu [4, 5] chỉ ra rằng, sử dụng dòng xung có thể tăng được dòng giới hạn .
đang nạp các trang xem trước