TAILIEUCHUNG - Khảo sát tác động của nhiệt độ tới cảm biến áp lực hữu cơ sử dụng vật liệu polyme
Bài viết tóm tắt quá trình chế tạo cảm biến, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới đặc tính đầu ra của cảm biến. Kết quả thí nghiệm cho thấy đặc tính đầu ra của cảm biến thay đổi theo nhiệt độ làm việc của cảm biến, đồng thời kết quả có thể làm cơ sở để tính toán các giải pháp bù khi phát triển các ứng dụng cụ thể cho cảm biến. | Khảo sát tác động của nhiệt độ tới cảm biến áp lực hữu cơ sử dụng vật liệu polyme Đo lường – Tin học KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỚI CẢM BIẾN ÁP LỰC HỮU CƠ SỬ DỤNG VẬT LIỆU POLYME Khổng Đức Chiến1,2,*, Lê Thị Trang3, Hoàng Văn Phúc1, Đào Thanh Toản4,5,* Tóm tắt: Cảm biến áp lực hữu cơ đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước vì những ưu điểm mà vật liệu truyền thống không mang lại được. Đó là tính mềm dẻo, dễ sản xuất, tái sử dụng và chi chế tạo thấp. Trong công trình nghiên cứu gần đây, nhóm tác giả đã đề xuất phương pháp đơn giản chế tạo cảm biến áp lực hữu cơ có dải đo rộng lên tới 500 N, sử dụng vật liệu polyme và khảo sát đặc tính cảm biến. Trong bài báo này, chúng tôi tóm tắt quá trình chế tạo cảm biến, đồng thời đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới đặc tính đầu ra của cảm biến. Kết quả thí nghiệm cho thấy đặc tính đầu ra của cảm biến thay đổi theo nhiệt độ làm việc của cảm biến, đồng thời kết quả có thể làm cơ sở để tính toán các giải pháp bù khi phát triển các ứng dụng cụ thể cho cảm biến. Từ khóa: Cảm biến áp lực; Điện tử uốn dẻo; Ảnh hưởng của nhiệt độ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cảm biến áp lực hữu cơ đã được nghiên cứu phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong màn hình cảm ứng [1, 2], trong y học [3-5], tự động hóa [6, 7], và theo dõi sức khỏe các công trình xây dựng [8-10]. Nhiều các nghiên cứu đã tập trung vào phát triển các loại cảm biến có độ nhạy cao bao gồm: cảm biến điện trở [3, 5, 11], cảm biến điện dung [12, 13], cảm biến trên cơ sở dụng dụng OFET [7, 14], cảm biến dựa trên hiệu ứng áp điện [8, 15, 16]. Hiện nay, nhiều hướng nghiên cứu, phát triển các loại cảm biến điện trở sử dụng vật liệu ống nanocacbon (CNT: Carbon Nanotube) và vật liệu Poly- Demethylsiloxane (PDMS) hoặc sử dụng kết hợp hai vật liệu trên [4, 7, 14, 16]. Bằng cách thay đổi cấu trúc 3D bề mặt của CNT ở mức độ micro, nano [3, 4, 7, 14-16] hoặc kết hợp .
đang nạp các trang xem trước