TAILIEUCHUNG - Lực đàn hồi của phân tử ADN
Trong công trình này, chúng tôi phân tích các kết quả thực nghiệm về lực đàn hồi (F) của một số phân tử sinh học và dẫn hàm phụ thuộc của nó vào độ căng (x) dựa trên công thức nội suy Newton. Kết quả sẽ được áp dụng trong nghiên cứu mô phỏng quá trình bẫy các phân tử sinh học trong không gian hai chiều. | Lực đàn hồi của phõn tử ADN Nghiên cứu khoa học công nghệ lực đàn hồi của phân tử ADN thái đình trung*, vũ ngọc sáu*, chu văn lanh*, cao thành lê ** Tóm tắt: Kìm quang học được sử dụng giam giữ các vi hạt điện môi, đặc biệt các phân tử sinh học. Để nâng cao ổn định phân tử sinh học, việc lựa chọn cường độ laser phù hợp để tạo ra quang lực cân bằng với lực đàn hồi của chúng tại vị trí thích hợp là rất cần thiết. Trong công trình này, chúng tôi phân tích các kết quả thực nghiệm về lực đàn hồi (F) của một số phân tử sinh học và dẫn hàm phụ thuộc của nó vào độ căng (x) dựa trên công thức nội suy Newton. Kết quả sẽ được áp dụng trong nghiên cứu mô phỏng quá trình bẫy các phân tử sinh học trong không gian hai chiều. Từ khóa: Bẫy quang học, Sinh học, Vi phân tử sinh học, Lực căng, Độ căng. 1. đặt vấn đề Kìm quang học giam giữ, điều khiển các vi hạt điện môi nhờ quang lực sinh ra do gradient cường độ theo không gian [1]. Sự phụ thuộc của quang lực vào không gian sẽ ảnh hưởng đến quá trình động học, đặc biệt, ảnh hưởng đến sự ổn định của vi hạt nhúng trong chất lưu [2-4]. Đối với các vi hạt độc lập, nhúng trong chất lưu, ngoài quang lực, lực Brown cũng có tác động nhất định đến quá trình động học và ổn định của chúng. Tuy nhiên, ảnh hưởng này không đáng kể khi mà quang lực lớn hơn hẳn so với lực Brown [3]. Trái lại, đối với các vi hạt hữu cơ, ví dụ các đại phân tử sinh học như ADN, các phân tử chất đạm (protein),. được xem như những chuỗi các đơn phân tử liên kết với nhau bởi một lực sinh học [5-8]. Tổng hợp của các lực này sẽ tạo thành lực đàn hồi (elastic force) nếu có tác động kéo duỗi chuỗi các đơn phân tử hoặc tách một phân tử ra khỏi chuỗi đó. Lục đàn hồi (F) này sẽ phụ thuộc vào độ căng (x) của chuỗi (end-to-end length). Sử dụng gần đúng chuỗi polymer, Guth (1943) và Flory (1953) [6] cũng đã đưa ra dẫn phương trình mô tả đặc trưng trên lF (1) x nlL( ) k BT hay k BT k BT F (2) lL ( x / nl ) l coth(
đang nạp các trang xem trước