TAILIEUCHUNG - Thơ Tứ thú trong Hồng Đức quốc âm thi tập
Cùng với thơ ngâm vịnh, trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” còn xuất hiện lối thơ xướng họa trong không khí “vương xướng thần tùy”, “đồng thanh tương ứng”, vừa vận động theo hướng “đồng tâm” với văn chương nhà nho, vừa vận động theo hướng “li tâm” theo cảm quan thẩm mỹ của văn hóa Việt, trong đó tiêu biểu là chùm thơ “Tứ thú”. | Thơ Tứ thú trong Hồng Đức quốc âm thi tập TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 THƠ TỨ THÚ TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP Trần Quang Dũng1 TÓM TẮT Cùng với thơ ngâm vịnh, trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” còn xuất hiện lối thơ xướng họa trong không khí “vương xướng thần tùy”, “đồng thanh tương ứng”, vừa vận động theo hướng “đồng tâm” với văn chương nhà nho, vừa vận động theo hướng “li tâm” theo cảm quan thẩm mỹ của văn hóa Việt, trong đó tiêu biểu là chùm thơ “Tứ thú”. Từ khóa: Thơ “Tứ thú”, Hồng Đức quốc âm thi tập 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồng Đức quốc âm thi tập (HĐQÂTT) là tập thơ của trƣờng thơ cung đình thời Hồng Đức, đứng đầu là Lê Thánh Tông; là cột “mốc” thứ hai (sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi) trong tiến trình thơ Nôm Đƣờng luật, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của dòng thơ tiếng Việt bên cạnh thơ Đƣờng luật Hán. Xét trên phƣơng diện nội dung, vì tập thơ của nhiều tác giả, cho nên khả năng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống khá đa dạng: Từ hình ảnh cuộc sống cung đình cho đến cuộc sống ở thôn quê; từ hình ảnh của “minh quân lƣơng tƣớng”, “hiếu tử trung thần” cho đến hình ảnh của “ngƣ tiều canh mục” hay ngƣời phụ nữ bình dân xấu số. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu nhóm bài thơ về “Tứ thú” vừa mang tính ƣớc lệ, điển phạm của văn chƣơng nhà nho, vừa thể hiện xu hƣớng dân tộc hóa thể loại của thơ Đƣờng luật. 2. NỘI DUNG Hồng Đức quốc âm thi tập (Nxb Văn học, 1982) hiện có 328 bài thơ và đƣợc chia làm năm phần: “Thiên địa môn” (59 bài), “Nhân đạo môn” (46 bài), “Phong cảnh môn” (66 bài), “Phẩm vật môn” (69 bài) và “Nhàn ngâm chƣ phẩm” (88 bài), trong đó chùm thơ về “Tứ thú” (10 bài) đƣợc xếp trong mục “Phong cảnh môn”. Tập thơ chủ yếu đƣợc viết theo lối đề vịnh và xƣớng họa nhƣng không phải là những sáng tác tùy hứng, cá nhân, mà là một thi xã có tuyên ngôn văn học, có in ấn tác phẩm, hƣớng đến những nhiệm vụ chính trị mà chế độ phong kiến đƣơng thời quan tâm.
đang nạp các trang xem trước