TAILIEUCHUNG - Thanh hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Bài viết tập trung phân tích các khía cạnh của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Từ đó tác giả phân tích tình hình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nói riêng của tỉnh Thanh Hóa; nhận định cơ hội và thách thức cũng như chỉ ra những định hướng, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trước thềm hội nhập AEC. | Thanh hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 THANH HÓA TRƢỚC THỀM HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN Đỗ Thị Mẫn1 TÓM TẮT Bài viết tập trung phân tích các khía cạnh của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Từ đó tác giả phân tích tình hình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nói riêng của tỉnh Thanh Hóa; nhận định cơ hội và thách thức cũng như chỉ ra những định hướng, chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trước thềm hội nhập AEC. Từ khóa: Tỉnh Thanh Hóa, hội nhập, AEC 1. TÍNH TẤT YẾU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC DÂN Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự phát triển vƣợt bậc của các lực lƣợng sản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trƣờng đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộng thị trƣờng giao thƣơng hàng hóa, đầu tƣ và chuyển giao công nghệ ra nƣớc ngoài, đồng thời tận dụng và khai thác đƣợc các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động và thị trƣờng); từ đó gia tăng các ảnh hƣởng kinh tế và chính trị của mình trên trƣờng quốc tế. Song song đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiến trình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bƣớc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Từ lợi ích mang tính hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới, nó diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang tính tất yếu, quan điểm này không chỉ đi vào chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta mà nó còn đƣợc thể hiện ở những việc làm cụ thể. Chúng ta đã hội nhập kinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.