TAILIEUCHUNG - Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng nguồn nhân lực của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh thời gian qua, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Nguyễn Thị Thanh TÓM TẮT Có thể nói, nhu cầu về nguồn nhân lực đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Song thực tế những năm qua, tình trạng thừa lao động thủ công, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các ngành, nghề và các thành phần kinh tế là phổ biến. Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng nguồn nhân lực của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh thời gian qua, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ khóa: Các huyện miền núi Thanh Hóa, nguồn nhân lực 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với khu vực miền núi Thanh Hóa, lao động nông thôn chiếm tới hơn 80% lực lƣợng lao động xã hội nhƣng còn bất cập nhiều mặt, nhất là về cơ cấu và trình độ tay nghề. Trong những năm qua, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực nhƣ đào tạo, bồi dƣỡng, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, chính sách tín dụng, nâng cao trình độ tay nghề. Với những chính sách và biện pháp đó, chất lƣợng nguồn nhân lực ở các huyện miền núi của Thanh Hóa đã không ngừng tăng lên, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong những năm qua chất lƣợng nguồn nhân lực ở các huyện miền núi chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn: số lƣợng lao động xuất khẩu ở các huyện còn thấp, trình độ còn manh mún, tỷ lệ thất nghiệp cao chƣa tƣơng xứng với tiềm năng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con ngƣời của tỉnh. Trên cơ sở thu thập số liệu sơ cấp kết hợp với phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp, bài viết đánh giá .
đang nạp các trang xem trước