TAILIEUCHUNG - Chương XVII: Phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo

Nội dung tài liệu trình bày phong tục tập quán, lễ hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt Kinh qua quan hệ gia đình, gia tộc, dòng họ; tổ chức làng xóm và quan hệ láng giềng và tín ngưỡng thờ Mẫu. Mời các bạn tham khảo! | Chương XVII PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO 1. PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI VIỆT/KINH . Phong tục tập quán . Quan hệ gia đình, gia tộc, dòng họ - Quan hệ gia đình Gia đình là tập hợp những người có quan hệ gắn bó với nhau bằng huyết thống, hôn nhân và kinh tế. Gia đình là môi trường đầu tiên có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển của con người về thể chất cũng như tinh thần. Gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới lối sống của mỗi con người, góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách đối với xã hội. Với tính chất đặc biệt của mình nên gia đình được xem là mô hình thu nhỏ của xã hội, nó thực hiện đầy đủ các chức năng cơ bản: Chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng giáo dục và chức năng văn hóa. Hình thái gia đình người Việt/Kinh ở Quảng Trị chủ yếu có hai dạng: gia đình nhỏ và gia đình lớn. Dạng thứ nhất là gia đình nhỏ hay gia đình hạt nhân: chỉ có một cặp vợ chồng và con cái cùng chung sống trong một ngôi nhà, có ruộng đất và tài sản riêng. Dạng thứ hai là gia đình lớn hay gia đình nhiều thế hệ.: Gồm cặp vợ chồng, con cái cùng chung sống với bố mẹ, các anh chị em chưa lập gia đình trong một ngôi nhà. Mọi tài sản trong nhà đều là của chung, các thành viên ăn chung, làm chung. Ở Quảng Trị đa số là các hình thái gia đình từ 2 đến 3 thế hệ cùng chung sống, ngoài ra còn có một số ít gia đình 4 thế hệ. Trong các hình thái gia đình, mặc dù người phụ nữ trực tiếp tham gia vào những công việc nhưng quyền quyết định quan trọng nhất vẫn thuộc về nam giới. Người đàn ông (người ông, người cha có quyền hành lớn nhất), con cháu mang dòng họ cha. Khi ông mất quyền hành được trao cho người con trai trưởng. Như vậy, hình thái gia đình phụ quyền và gia trưởng từ xưa đến nay vẫn tồn tại trong hầu khắp làng quê của Quảng Trị. Tính chất phụ quyền này được thể hiện qua quyền uy tối cao của người cha đối với con, của người chồng đối với người vợ, đặc biệt quyền thừa kế chỉ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.