TAILIEUCHUNG - Phát hiện loài gặm nhấm "hóa thạch sống" (Laonestes Aenigmanus) ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam
Vào tháng 8 và 9 năm 2011, trong khi thực hiện điều tra đa dạng sinh học thú nhỏ ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng (Quảng Bình), chúng tôi đã thu được 4 mẫu vật của một loài thú lạ ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở phân tích so sánh các đặc điểm hình thái ngoài, các số đo kích thước cơ thể và đặc điểm hình thái sọ của các mẫu vật này, chúng tôi đã xác định đây chính là loài chuột đá lào Laonastes aenigmamus. Phát hiện này đã bổ sung cho Danh lục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae). Chúng tôi đề nghị đặt tên Việt Nam cho loài thú này là "Chuột trường sơn" vì loài này chỉ phân bố ở các hệ sinh thái núi đá vôi của dãy Trường Sơn. Những nghiên cứu tiếp theo về di truyền học và sinh thái học của loài cần được tiến hành nhằm tìm hiểu quá trình tiến hóa, thích nghi của loài và phục vụ công tác bảo tồn loài thú đặc biệt này. Các đe dọa chính hiện nay đối với quần thể chuột trường sơn là tình trạng săn bắt động vật hoang dã bằng bẫy rất phổ biến trong vùng phân bố của loài. Người dân địa phương thường đặt rất nhiều bẫy bắt thú nhỏ trong rừng để làm thực phẩm cho gia đình và để bán lấy tiền. Một số biện pháp cấp bách bảo tồn loài chuột trường sơn đã được đề xuất trong bài viết. | Phát hiện loài gặm nhấm "hóa thạch sống" (Laonestes Aenigmanus) ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(1): 40-47 PHÁT HIỆN LOÀI GẶM NHẤM "HÓA THẠCH SỐNG" (Laonestes aenigmanus) Ở PHONG NHA - KẺ BÀNG, VIỆT NAM Nguyễn Xuân Đặng1*, Nguyễn Xuân Nghĩa1, Nguyễn Mạnh Hà2, Lê Đức Minh2, Nguyễn Duy Lương3, Đinh Huy Trí4 (1) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, (*)dangnx@ (2) Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội (3) Chương trình Bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng, FFI Việt Nam (4) Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Cứu hộ, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng TÓM TẮT: Năm 2005, Jenkins et al. (2005) [6] lần đầu tiên phát hiện ra loài thú lạ ở khu bảo tồn Đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô, tỉnh Khăm Muộn, nước CHDCND Lào và đặt tên là chuột đá lào Laonastes aenigmamus. Một năm sau, Dawson et al. (2006) [3] so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá lào với với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomydae và khẳng định chuột đá lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm. Các nhà khoa học cho rằng, bảo tồn loài thú mới này phải được ưu tiên ở mức cao nhất không chỉ vì nó có vùng phân bố hạn chế mà còn vì là đại diện sống duy nhất của một họ thú cổ. Vào tháng 8 và 9 năm 2011, trong khi thực hiện điều tra đa dạng sinh học thú nhỏ ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bảng (Quảng Bình), chúng tôi đã thu được 4 mẫu vật của một loài thú lạ ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở phân tích so sánh các đặc điểm hình thái ngoài, các số đo kích thước cơ thể và đặc điểm hình thái sọ của các mẫu vật này, chúng tôi đã xác định đây chính là loài chuột đá lào Laonastes aenigmamus. Phát hiện này đã bổ sung cho Danh lục thú Việt Nam thêm một loài mới và một họ mới (Diatomyidae). Chúng tôi đề nghị đặt tên Việt Nam cho loài thú này là "Chuột trường sơn" vì loài này chỉ phân bố ở các hệ
đang nạp các trang xem trước