TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Nội dung sáng kiến trình bày một số giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Mời các bạn tham khảo! | PHẦN MỞ ĐẦU Lý Nhân được tỉnh Hà Nam xác định là huyện sản xuất nông nghiệp; trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Nông nghiệp có bước phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch tích cực. Diện tích sản xuất nông nghiệp hiện nay duy trì gần (trong đó trồng lúa là , trồng màu là và diện tích nuôi trồng thủy sản là ). Năm 2015: giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt tỷ đồng (giá so sánh năm 2010); sản lượng lương thực có hạt đạt tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt tấn (trong đó thịt lợn hơi đạt : tấn); giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị canh tác đạt 95 triệu đồng/ha. Trên địa bàn huyện đã được quy hoạch và đang triển khai thực hiện 02 Khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích trên 350ha (khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Nhân Khang diện tích 118,37ha và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại 2 xã Xuân Khê - Nhân Bình diện tích 239,96ha). Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế là: Ruộng đất nông nghiệp tuy đã được dồn đổi nhưng bình quân diện tích theo khẩu và hộ thấp nên quy mô sản xuất nhỏ, chi phí sản xuất cao vì vậy tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất nông nghiệp còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm; thu nhập của người dân nông thôn còn thấp. Tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân về sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn hạn chế, ngại đổi mới;. Để góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại với năng suất, chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, không ô nhiễm và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từng bước thay đổi tập quán sản .
đang nạp các trang xem trước