TAILIEUCHUNG - Phát triển phê bình luận lí học văn học ở Việt Nam hiện nay
Bài viết này sẽ khái quát, phân tích tiềm năng phát triển phê bình luận lí học văn học ở Việt Nam từ thực tiễn sáng tác văn học, các phương pháp phê bình đang tồn tại ở Việt Nam, tâm lí tiếp nhận của độc giả cũng như từ nhu cầu phát triển của hoạt động văn học nói chung. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 53-58 This paper is available online at DOI: PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH LUÂN LÍ HỌC VĂN HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đỗ Văn Hiểu Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ sau cải cách 1986 đến nay, trong hoạt động phê bình nghiên cứu văn học ở Việt Nam không hề nhắc đến phê bình luân lí học văn học. Nhưng theo tôi, ở Việt Nam phát triển phê bình luân lí học văn học có một tiềm năng rất lớn. Bài viết này sẽ khái quát, phân tích tiềm năng phát triển phê bình luân lí học văn học ở Việt Nam từ thực tiễn sáng tác văn học, các phương pháp phê bình đang tồn tại ở Việt Nam, tâm lí tiếp nhận của độc giả cũng như từ nhu cầu phát triển của hoạt động văn học nói chung. Từ khóa: Phê bình luân lí học văn học, phê bình văn học, luân lí học. 1. Mở đầu Hiện nay, trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam tồn tại rất nhiều phương pháp phê bình văn học, hình thành cục diện đa nguyên, nhưng từ sau Đổi mới, thuật ngữ phê bình luân lí học văn học chưa một lần được chú ý [1, 4, 8, 9]. Bài viết này muốn từ những vận động trong nghiên cứu văn học thế giới và thực tiễn hoạt động văn học trong nước, giới thiệu phương pháp phê bình luân lí học văn học và phân tích khả năng phát triển của phương pháp này ở Việt Nam. 2. . Nội dung nghiên cứu Chuyển hướng luân lí trong nghiên cứu văn học thế giới – cơ hội đến từ bên ngoài Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và đạo đức luân lí ngay từ thời cổ đại đã được chú ý đến. Bởi từ rất xa xưa, các học giả đã nhận ra mối quan hệ tất yếu giữa văn học và đạo đức luân lí. Trên tổng thể, luân lí học phương Tây quan tâm khảo sát sâu rộng các hiện tượng ý thức đạo đức, quy phạm đạo đức,à hoạt động đạo đức và giải thích bản chất, chức năng, quy luật của các phương diện đạo đức trên phương diện thế giới quan và phương pháp luận. Đạo đức với tư cách là hình thái ý thức phản ánh tồn tại xã hội, chính điều này đã quyết định quan hệ tương
đang nạp các trang xem trước