TAILIEUCHUNG - Thiết kế bộ cảm biến kết nối không dây với máy vi tính kiểm chứng định luật II và III Newton
Bài viết trình bày cơ sở lí thuyết của nghiên cứu cảm biến gia tốc, cảm biến lực và phương pháp tiến hành thí nghiệm đánh giá độ chính xác của bộ cảm biến đã thiết kế. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 68-75 This paper is available online at DOI: THIẾT KẾ BỘ CẢM BIẾN KẾT NỐI KHÔNG DÂY VỚI MÁY VI TÍNH KIỂM CHỨNG ĐỊNH LUẬT II VÀ III NEWTON Mai Hoàng Phương, Ngô Minh Nhựt Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Chúng tôi nghiên cứu thiết kế bộ cảm biến không dây (gồm các cảm biến lực và gia tốc) kết nối với máy vi tính thông qua sóng vô tuyến tần số GHz. Bộ cảm biến này có thể hỗ trợ giáo viên và học sinh tiến hành thực hiện các thí nghiệm đo vận tốc, gia tốc và lực của một vật chuyển động. Kết quả bước đầu cho thấy cảm biến đo gia tốc cho kết quả đo khá chính xác trong khi kết quả đo lực có độ chính xác chưa cao, nên cần phải nghiên cứu chỉnh sửa mạch xử lí tín hiệu từ cảm biến lực hoặc sử dụng cảm biến khác có độ nhạy cao hơn. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày cơ sở lí thuyết của nghiên cứu cảm biến gia tốc, cảm biến lực và phương pháp tiến hành thí nghiệm đánh giá độ chính xác của bộ cảm biến đã thiết kế. Từ khóa: Cảm biến lực, cảm biến gia tốc, thí nghiệm vật lí, thí nghiệm kết nối với máy vi tính. 1. Mở đầu Trong dạy học phần cơ học, giáo viên và học sinh thường gặp khó khăn trong việc xác định các đại lượng như vận tốc, gia tốc, và lực tác dụng,. . . Các phương pháp truyền thống được sử dụng như phương pháp dùng cần rung điện, đồng hồ đo hiện số, lực kế lò xo chỉ đo được giá trị trung bình của các đại lượng vật lí, nên không thể khảo sát sự thay đổi của các đại lượng vật lí theo thời gian. Hiện nay, một số bộ thí nghiệm ghép nối với máy vi tính cùng với các phần mềm xử lí số liệu thí nghiệm giúp cho việc đo đạc và xử lí số liệu thí nghiệm trở nên nhanh chóng và dễ dàng như các thiết bị ghép nối và các phần mềm tương ứng của Phywe (Đức), Pasco, Vernier (Mỹ),. . . Gần đây, một số tác giả trường đại học Tây Nguyên [1] đã nghiên cứu sử dụng nhiều loại cảm biến để chế tạo các thiết bị thí nghiệm vật lí
đang nạp các trang xem trước