TAILIEUCHUNG - Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt. Nam giai đoạn 2011-2016

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đường biên dữ liệu (Data Envelopment Analysis) để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM CP Việt Nam cho giai đoạn 2011-2016. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 NHTM CP giai đoạn 2011-2016 để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng bao gồm hiệu quả kỹ thuật theo cả hai phương pháp DEA-CRS và DEA-VRS, hiệu quả quy mô (Scale Efficiency), hiệu quả phân bổ (Allocation Efficiency) và hiệu quả hoạt động chung (hiệu quả chi phí). | Mã số: 442 Ngày nhận: 29/9/2017 Ngày gửi phản biện lần 1: /9 /2017 Ngày gửi phản biện lần 2: Ngày hoàn thành biên tập: 20/2/2018 Ngày duyệt đăng: 26/2/2018 Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Nguyễn Thị Hà Thanh1 Lê Hoàng Việt2 Tóm tắt Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đường biên dữ liệu (Data Envelopment Analysis) để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM CP Việt Nam cho giai đoạn 2011-2016. Tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 NHTM CP giai đoạn 2011-2016 để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng bao gồm hiệu quả kỹ thuật theo cả hai phương pháp DEA-CRS (hiệu quả kỹ thuật không đổi theo quy mô) và DEA-VRS (hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô), hiệu quả quy mô (Scale Efficiency), hiệu quả phân bổ (Allocation Efficiency) và hiệu quả hoạt động chung (hiệu quả chi phí). Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt , trong đó hiệu quả kỹ thuật thuần túy của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng lớn hơn so với các nhân tố phản ánh quy mô hoạt động. Chỉ số hiệu quả chi phí (CE) trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm, từ năm 2011 lên năm 2016. Hiệu quả chi phí tăng được đánh giá là nhờ các ngân hàng có hiệu quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là cho thấy mặc dù các ngân hàng đã ngày càng tối thiểu hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhưng việc sử dụng các nguồn lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả và do đó, chỉ số hiệu quả chi phí này chỉ đạt được ở mức trung bình. 1 2 Trường Đại học Ngoại thương, Email: hathanhnt@ AIA Việt Nam, Email: lehoangvietviet@ 1 Từ khóa: ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động, DEA, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí Abstract This paper uses the Data Envelopment

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.