TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu mật độ bào tử nấm ceratocystis manginecans phát tán trong rừng keo lá tràm, keo lai và keo tai tượng tại Việt Nam
Nội dung bài viết trình bày bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây hại rừng trồng các loài keo đang là vấn đề lớn ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. bẫy bào tử nấm C. manginecans bằng lam kính được phủ kín hai mặt bằng vaselin trong các lô rừng đã được xác định bị bệnh chết héo gây hại gồm rừng Keo lá tràm tại Bình Dương và Đồng Nai; rừng keo lai tại Tuyên Quang và Yên Bái; rừng Keo tai tượng tại Phú Thọ và Yên Bái để xác định độ cao phát tán và mật độ phát tán bào tử nấm C. manginecans. | Tạp chí KHLN 1/2016 (4225 - 4230) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ BÀO TỬ NẤM Ceratocystis manginecans PHÁT TÁN TRONG RỪNG KEO LÁ TRÀM, KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Minh Chí, Phạm Quang Thu Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ khóa: Bệnh chết héo, bẫy bào tử, Ceratocystis manginecans, Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây hại rừng trồng các loài keo đang là vấn đề lớn ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Thí nghiệm bẫy bào tử nấm C. manginecans bằng lam kính được phủ kín hai mặt bằng vaselin trong các lô rừng đã được xác định bị bệnh chết héo gây hại gồm rừng Keo lá tràm tại Bình Dương và Đồng Nai; rừng keo lai tại Tuyên Quang và Yên Bái; rừng Keo tai tượng tại Phú Thọ và Yên Bái để xác định độ cao phát tán và mật độ phát tán bào tử nấm C. manginecans. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ bào tử phát tán trong rừng Keo tai tượng và keo lai cao hơn so với trong rừng Keo lá tràm. Bào tử nấm C. manginecans xuất hiện ở tất cả các độ cao đặt bẫy từ 60 - 150cm so với mặt đất và tập trung nhiều nhất ở độ cao từ 110 - 120cm. Mật độ trung bình ở khoảng độ cao này đạt từ 75,0 - 78,1 bào tử/bẫy/tuần với rừng Keo lá tràm, từ 78,1 - 84,4 bào tử/bẫy/tuần với rừng keo lai và 84,4 - 87,5 bào tử/bẫy/tuần với rừng Keo tai tượng. Độ cao tối ưu tạo vết thương vào gỗ trên thân cây keo để bẫy bào tử nấm hiệu quả nhất là từ 110cm hoặc 120cm so với mặt đất. Spore trap study in Acacia auriculiformis, acacia hybrids and Acacia mangium plantations in Vietnam Keywords: Acacia auriculiformis, Acacia hybrids, Acacia mangium, Ceratocystis manginecans, spore trap, wilt disease Ceratocystis wilt disease of acacia plantations caused by Ceratocystis manginecans is now a major problem in Vietnam and other countries. A spore trap using slides with vaselin in both sides study was undertaken in diseased Acacia auriculiformis plantations in .
đang nạp các trang xem trước