TAILIEUCHUNG - Tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) cho bạch đàn Camal để phòng trừ ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu
Nội dung bài viết giới thiệu nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) là một loài nấm ký sinh phổ biến đối với nhiều loài côn trùng. Các chế phẩm từ nấm B. bassiana đã được biết đến và sử dụng rộng rãi để phòng trừ sinh học trong nông, lâm nghiệp. Nhiều chủng nấm được nhân sinh khối và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học ở nhiều quốc gia. Loài nấm này đã được phát hiện sống nội sinh tự nhiên với rất nhiều loài thực vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Bạch cương (B. bassiana) có thể sống nội sinh nhân tạo với một số loài thực vật. Khi gây nhiễm, sợi nấm xâm nhiễm, lan truyền và sống trong mô của thực vật. | Tạp chí KHLN 1/2016 (4218 - 4224) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: TẠO NỘI SINH NHÂN TẠO NẤM BẠCH CƯƠNG (Beauveria bassiana) CHO BẠCH ĐÀN CAMAL ĐỂ PHÒNG TRỪ ONG ĐEN (Leptocybe invasa) GÂY U BƯỚU Lê Văn Bình, Đặng Như Quỳnh, Phạm Quang Thu Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ khóa: Nội sinh nhân tạo, Beauveria bassiana, Eucalyptus camaldulensis, Leptocybe invasa Nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) là một loài nấm ký sinh phổ biến đối với nhiều loài côn trùng. Các chế phẩm từ nấm B. bassiana đã được biết đến và sử dụng rộng rãi để phòng trừ sinh học trong nông, lâm nghiệp. Nhiều chủng nấm được nhân sinh khối và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học ở nhiều quốc gia. Loài nấm này đã được phát hiện sống nội sinh tự nhiên với rất nhiều loài thực vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Bạch cương (B. bassiana) có thể sống nội sinh nhân tạo với một số loài thực vật. Khi gây nhiễm, sợi nấm xâm nhiễm, lan truyền và sống trong mô của thực vật. Cho đến ngày nay, nấm Bạch cương đã được ghi nhận sống nội sinh nhân tạo trên các loài cây như: Ngô, Khoai tây, Cà chua, Ca cao, Bông, Lúa mỳ và Chuối. Bài báo này trình bày thí nghiệm tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương (B. bassiana) cho cây Bạch đàn camal (Eucalyptus camaldulensis) để phòng trừ loài Ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu. Nhiễm nhân tạo nấm Bạch cương được thực hiện theo 2 phương pháp: tưới bào tử nồng độ 108CFU/ml vào hạt giống nảy mầm và hạt giống nảy mầm trên hệ sợi nấm trong thời gian 7 ngày. Kết quả chỉ ra rằng sau 12 tuần nhiễm nấm, nấm Bạch cương sống và tồn tại trong lá, chồi và thân cây con Bạch đàn camal với tỷ lệ 76,7% đối với phương pháp tưới dung dịch bào tử và 80,0% đối với phương pháp hạt giống nảy mầm trên hệ sợi nấm. Chiều cao của cây con nhiễm nấm cao hơn 33,2% và tỷ lệ bị hại giảm 82,1% so với đối chứng cây con không nhiễm nấm. Mức độ bị hại của cây con nhiễm nấm rất nhỏ trong khi đó cây không nhiễm nấm bị hại nặng. .
đang nạp các trang xem trước