TAILIEUCHUNG - Phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia lực lượng lao động của nữ giới tại Việt Nam

Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia lực lượng lao động (LLLĐ) của nữ giới tại Việt Nam, sử dụng đến số liệu được thu thập từ bộ điều tra lao động việc làm và điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình trên 63 tỉnh thành của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2011-2014. Bài nghiên cứu đã dựa trên việc xác định được vai trò quan trọng của LLLĐ nói chung và LLLĐ nữ nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas và mô hình Solow mà tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân thật sự khiến cho tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ giới lại thấp và tăng chậm như hiện nay, từ năm 2011 lên năm 2014. | 1 Mã số: 344 Ngày nhận: 26/12/2016 Ngày gửi phản biện lần 1: Ngày gửi phản biện lần 2: Ngày hoàn thành biên tập: 25/1/2017 Ngày duyệt đăng: 25/1/2017 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA NỮ GIỚI TẠI VIỆT NAM Bùi Anh Tuấn1, Nguyễn Thị Lan Anh2 Tóm tắt Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia lực lượng lao động3 (LLLĐ) của nữ giới tại Việt Nam, sử dụng đến số liệu được thu thập từ bộ điều tra lao động việc làm và điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình trên 63 tỉnh thành của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2011 – 2014. Bài nghiên cứu đã dựa trên việc xác định được vai trò quan trọng của LLLĐ nói chung và LLLĐ nữ nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas và mô hình Solow mà tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân thật sự khiến cho tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ giới lại thấp và tăng chậm như hiện nay, từ năm 2011 lên năm 2014. Sau khi xem xét các mô hình của một số tác giả trên thế giới đã từng nghiên cứu vấn đề tương tự, mô hình tác động cố định FEM được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia LLLĐ của phụ nữ Việt Nam. Lúc này, biến phụ thuộc tỷ lệ tham gia LLLĐ của nữ giới được giải thích bởi các biến: tỷ lệ nữ giới biết chữ, tỷ lệ nữ giới chưa qua đào tạo, tỷ suất sinh, tỷ lệ nữ giới sống ở thành thị, tỷ lệ nữ giới đã kết hôn, chênh lệch thu nhập bình quân hàng tháng giữa nam và nữ. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng có sự tác động của tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ không có chuyên môn kỹ thuật (CMKT), tỷ lệ kết hôn của nữ giới và GDP là các yếu tố có tác động đến tỷ lệ tham gia LLLĐ4 của nữ giới nước ta. Trong khi đó, theo kết quả từ mô hình, tỷ suất sinh, tỷ lệ nữ sống ở đô thị và chênh lệch thu nhập giữa hai giới không được chứng minh là có ảnh hưởng gì đến tỷ lệ này. 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, Việt Nam/Associate Professor, Doctor, President of Foreign Trade University, Vietnam Email: .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.