TAILIEUCHUNG - Chương 4: Hệ thống lưới khống chế trắc địa

Định hướng đường thẳng: Định hướng một đường thẳng nào đó là xác định góc hợp bởi đường đó với một đường khác được chọn làm gốc. Trong trắc địa, hướng gốc được chọn có thể là: Kinh tuyến thực, kinh tuyến từ, kinh tuyến trục của múi. Tương ứng có các khái niệm góc phương vị thực, phương vị từ, góc định hướng. | CHÖÔNG 4 HEÄ THOÁNG LÖÔÙI KHOÁNG CHEÁ TRAÉC ÑÒA § GÓC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GÓC PHƯƠNG VỊ Định hướng đường thẳng Định hướng một đường thẳng nào đó là xác định góc hợp bởi đường đó với một đường khác được chọn làm gốc. Trong trắc địa, hướng gốc được chọn có thể là: Kinh tuyến thực, kinh tuyến từ, kinh tuyến trục của múi. Tương ứng có các khái niệm góc phương vị thực, phương vị từ, góc định hướng. Góc phương vị, a) Góc phương vị thực Góc phương vị thực Ath của một đường ở tại một điểm là góc phẳng tính từ hướng Bắc của kinh tuyến thực (còn gọi là kinh tuyến địa lý) theo chiều kim đồng hồ đến hướng đường thẳng. (Ath: 00 ÷ 3600) Hướng Bắc của kinh thực tại một điểm được xác định bằng đo thiên văn b) Góc phương vị từ Góc phương vị từ At là góc phẳng tính từ hướng Bắc của kinh tuyến từ theo chiều kim đồng hồ đến hướng đường thẳng. (At = 00 ÷ 3600) Hướng bắc kinh tuyến từ được xác định bằng la bàn, độ chính xác thấp Tại mỗi điểm thường kinh tuyến từ không trùng với kinh tuyến thực mà lệch một góc (gọi là độ lệch từ) Độ lệch từ có thể mang dấu âm (+) nếu lệch về phía đông (bên phải) kinh tuyến thực, dấu (-) nếu lệch về phía tây (bên trái) kinh tuyến thực. Ở mỗi nơi khác nhau độ lệch từ cũng khác nhau, và độ lệch từ biến đổi theo thời gian nên tại mỗi điểm độ lệch từ cũng khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Công thức tính gần đúng thể hiện mối quan hệ giữa góc phương vị thực (Ath) và góc phương vị từ At. Ath = At + Góc định hướng Góc định hướng của một đường thẳng là góc phẳng tính từ hướng Bắc đường song song với kinh tuyến trục trên mặt chiếu theo chiều kim đồng hồ đến đường thẳng đó. ( = 00÷ 3600) Tại mọi điểm trên cùng đường thẳng góc định hướng không thay đổi. Tại mỗi điểm thường kinh tuyến trục không trùng với kinh tuyến thực mà lệch một góc (góc hội tụ kinh tuyến) =Ath + mà Ath = At + = At + + Góc hội tụ kinh tuyến của một đoạn thẳng AB được xác định theo công thức AB = ABsin Trong đó: AB = B - A độ vĩ trung bình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.