TAILIEUCHUNG - Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Hoàng đằng tại Quảng Ninh
Nội dung bài viết đề cập việc nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển loài Hoàng đằng là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom sử dụng hai chất điều hoà sinh trưởng là IBA và IAA với nồng độ đã cho tỷ lệ ra rễ, số rễ một hom và chiều dài rễ đạt cao nhất, với tỷ lệ ra rễ của hai loại thuốc đạt các giá trị tương ứng là 57,8% và 58,9%, số rễ mỗi hom đạt 6,3 và 6,1 rễ, chiều dài rễ đạt 3,6cm và 3,8cm. | KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY HOÀNG ĐẰNG TẠI QUẢNG NINH Phạm Hữu Hạnh, Hà Văn Năm Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là loài dây leo thân gỗ, có giá trị cả về kinh tế và khoa học, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để chữa các chứng viêm tấy, sốt da vàng, bệnh về đường tiêu hóa. Trong tự nhiên, loài cây này trước đây rất phong phú nhưng do khai thác không bền vững nên hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển loài Hoàng đằng là cần thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom sử dụng hai chất điều hoà sinh trưởng là IBA và IAA với nồng độ đã cho tỷ lệ ra rễ, số rễ một hom và chiều dài rễ đạt cao nhất, với tỷ lệ ra rễ của hai loại thuốc đạt các giá trị tương ứng là 57,8% và 58,9%, số rễ mỗi hom đạt 6,3 và 6,1 rễ, chiều dài rễ đạt 3,6cm và 3,8cm. Thấp nhất là công thức đối chứng (không sử dụng chất điều hoà sinh trưởng) với tỷ lệ ra rễ đạt 33,3%, số rễ trung bình mỗi hom đạt 4,2 rễ và chiều dài rễ đạt 3,1cm. Cây hom ở công thức sử dụng IBA và IAA nồng độ sau 12 tháng có tỷ lệ sống đạt 87,5%, đường kính gốc (D00) ≥0,5cm và chiều cao cây (H) ≥35cm có thể xuất vườn đi trồng. Nhân giống hữu tính với 3 phương pháp xử lý hạt khác nhau cho tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt cao nhất ở 2 phương pháp xử lý là ngâm hạt trong nước ấm 400C trong 10 giờ và gieo hạt ngay trên cát ẩm và đều đạt 82,2%, ngâm hạt trong nước lã 10 giờ cho tỷ lệ nảy mầm thấp nhất, chỉ đạt 78,9%. Từ khoá: Nhân giống vô tính và hữu tính, Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) ĐẶT VẤN ĐỀ Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, phân bố khá rộng ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia. Ở nước ta, Hoàng đằng thường phân bố trong các trạng thái rừng thứ sinh ở các tỉnh miền núi từ Bắc vào Nam với độ cao dưới so với .
đang nạp các trang xem trước