TAILIEUCHUNG - Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm xác định chiết suất chất lỏng và sử dụng trong dạy học theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm
Bài viết trình bày cách thiết kế, chế tạo thiết bị xác định chiết suất chất lỏng bằng phương pháp phản xạ toàn phần để đo chiết suất của nhiều loại chất lỏng trong suốt có độ chính xác cao. Đồng thời, bài viết cũng trình bày cách thức khai thác hiệu quả bộ thí nghiệm nhằm bồi dưỡng các kĩ năng theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học Vật lí 11. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 156-164 This paper is available online at DOI: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CHIẾT SUẤT CHẤT LỎNG VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM Hồ Sỹ Chương, Trương Văn Minh, Trần Minh Hùng, Nguyễn Thị Thu Thủy Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Hiện nay, bộ thí nghiệm đo chiết suất chất lỏng sử dụng ở các trường phổ thông dựa trên hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khi sử dụng bộ thí nghiệm này học sinh phải mất nhiều thời gian thao tác và kết quả đo có độ chính xác không cao. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày cách thiết kế, chế tạo thiết bị xác định chiết suất chất lỏng bằng phương pháp phản xạ toàn phần để đo chiết suất của nhiều loại chất lỏng trong suốt có độ chính xác cao. Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày cách thức khai thác hiệu quả bộ thí nghiệm nhằm bồi dưỡng các kĩ năngtheo hướng phát triển năng lựcthực nghiệmcho học sinh trong dạy họcphần Quang hình học Vật lí 11. Từ khóa: Bộ thí nghiệm, chiết suất chất lỏng, khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần, năng lực thực nghiệm. 1. Mở đầu Từ những năm 1970, giáo dục dựa trên năng lực đã được chú trọng ở Mỹ. Ngày nay, nó đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Với hình thái này, giáo dục hướng tới việc đo lường chính xác kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học sau khi kết thúc mỗi chương trình học [1]. Sự thay đổi mục tiêu và hình thái giáo dục yêu cầu các phương pháp giảng dạy và đánh giá cũng cần có sự thay đổi. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, các phương pháp giảng dạy theo năng lực đã được áp dụng. Giảng dạy theo năng lực có thể hiểu là hướng tiếp cận tập trung vào đầu ra của quá trình dạy và học, trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một chương trình giáo dục [2]. Các năng lực thường được tập trung phát triển bao gồm năng lực xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, .
đang nạp các trang xem trước