TAILIEUCHUNG - Các yếu tố tiên lượng nặng và kết quả điều trị sốc nhiễm trùng đường mật do sỏi
Sốc nhiễm trùng đường mật là một biến chứng nặng của bệnh sỏi mật. Trước đây tỉ lệ sốc nhiễm trùng trên BN sỏi mật là 16% - 25%. Hiện nay tỉ lệ này là 1,7% - 8,9%, có lẽ do sỏi mật được phát hiện và điều trị sớm. Tuy vậy, tỉ lệ tử vong va biến chứng còn cao (40% - 50%). Hồi sức nội khoa tích cực kết hợp các thủ thuật và phẫu thuật giải áp đường mật làm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng trong điều trị biến chứng nầy. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT DO SỎI Trương Nguyễn Duy Linh*, Đỗ Trọng Hải** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sốc nhiễm trùng đường mật là một biến chứng nặng của bệnh sỏi mật. Trước đây tỉ lệ sốc nhiễm trùng trên BN sỏi mật là 16% - 25%. Hiện nay tỉ lệ này là 1,7% - 8,9%, có lẽ do sỏi mật được phát hiện và điều trị sớm. Tuy vậy, tỉ lệ tử vong va øbiến chứng còn cao (40% - 50%). Hồi sức nội khoa tích cực kết hợp các thủ thuật và phẫu thuật giải áp đường mật làm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng trong điều trị biến chứng nầy. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả các BN sốc nhiễm trùng đường mật do sỏi điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1999 đến 12/2003. Kết quả:Tổng số có 59 trường hợp sỏi đường mật có biến chứng sốc đã được điều trị. Trong đó 20 trường hợp không mổ, 39 trường hợp được phẫu thuật (có hay không có làm PTBD hoặc ERCP giải áp trước mổ). Tỉ lệ tử vong chung 44,06% (26 BN), trong đó điều trị nội khoa đơn thuần tử vong 100%, điều trị nội khoa có PTBD tử vong 44,44%, phẫu thuật đơn thuần (41,94%) và phẫu thuật có làm PTBD trước mổ là 50%. Mổ cấp cứu trước 6giờ tử vongù 36,84%, mổ cấp cứu trì hỗn tử vong 23,1%, mổ muộn sau 24g tử vong 100%. Biến chứng gây tử vong thường gặp là sốc nhiễm trùng nhiễm độc (92,3%) và suy đa cơ quan (69,23%). Các yếu tố tiên lượng nặng bao gồm: suy thận, rối loạn đông máu, toan hoá máu và sốc kéo dài sau mổ. Kết luận: Khi chưa có chỉ định mổ cấp cứu ngay vì tình trạng viêm phúc mạc mật, việc hồi sức nội khoa tích cực trong vòng 6-24g kết hợp PTBD giải áp có thể làm giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng. Lưu ý điều
đang nạp các trang xem trước