TAILIEUCHUNG - Lập bản đồ tính trạng số lượng cho gen kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens) trên nhiễm sắc thể số 4 ở cây lúa (Oryza sativa)

Nội dung bài viết giới thiệu về: Rầy nâu (BPH) gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với ngành sản xuất lúa tại Việt Nam và Đông Nam Á. Có các phương pháp khác nhau trong việc đánh giá kiểu hình kháng BPH. Để lập bản đồ gen kháng liên kết với BPH, Tcas giả đã lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho tính trạng số lượng (QTL) được xác định là tỉ lệ chết của rầy nâu. Đánh giá trên cây F1 đối với tỉ lệ chết của rầy thấy tính kháng rầy nâu trên giống lúa địa phương (AC1613) là tính trạng trội. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai LẬP BẢN ĐỒ TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG CHO GEN KHÁNG RẦY NÂU (Nilaparvata lugens) TRÊN NHIỄM SẮC THỂ SỐ 4 Ở CÂY LÚA (Oryza sativa) Đặng Minh Tâm1, R. C. Cabunagan2, E. Coloqouio2, G. Jonson2, J. E. Hernandez3, A. G. Lalusin3, R. P. Laude3 and I. R. Choi2 1 Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Tân Thạnh, Thới Lai, TP. Cần Thơ, Việt Nam 2 Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI), DAPO Box 7777, Metro Manila, Philippines 3 Trường Đại Học Quốc gia Philippines Los Banõs, Laguna, Philippines TÓM TẮT Rầy nâu (BPH) gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với ngành sản xuất lúa tại Việt Nam và Đông Nam Á. Có các phương pháp khác nhau trong việc đánh giá kiểu hình kháng BPH. Để lập bản đồ gen kháng liên kết với BPH, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp tối ưu nhất cho tính trạng số lượng (QTL) được xác định là tỉ lệ chết của rầy nâu. Đánh giá trên cây F1 đối với tỉ lệ chết của rầy nâu cho thấy tính kháng rầy nâu trên giống lúa địa phương (AC1613) là tính trạng trội. Phân tích kiểu hình và kiểu gen đối với tỉ lệ chết của rầy nâu trên các dòng F2 và F3 tương ứng cho biết gen kháng mục tiêu nằm trên nhiễm sắc thể số 4 của cây lúa. Bảng đồ QTL được thiết lập tại vị trí 103 cM trên nhiễm sắc thể số 4 liên kết với tỉ lệ chết cao của rầy nâu. Từ khóa: Rầy nâu (BPH), phương pháp tối ưu, tính trạng số lượng (QTL), tỉ lệ chết, nhiểm sắc thể số 4. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình canh tác lúa, rầy nâu (BPH) được xem là nguồn gây hại lớn trên cây lúa ở Việt Nam và Đông Nam Á. Cơ chế gây hại trên cây bằng việc chích hút chất sáp trên tế bào phloem và gây ra hiện tượng cháy rầy (Sogawa, 1982; Watanabe và Kitagawa, 2000) và truyền virút gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa (Rivera và ctv., 1966; Ling và ctv., 1978; Khush và Brar 1991; Jena và ctv., 2006). Vì thế giống kháng với rầy nâu rất cần thiết cho nông dân để tăng năng suất lúa. Cơ chế kháng rầy nâu chủ yếu trên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.