TAILIEUCHUNG - Từ chân trời của Đông Á đến chân trời nhân loại: Một số chuyển biến của khoa học xã hội nhân văn Việt Nam những năm gần đây
Bài viết của chúng tôi muốn phác họa, khái quát bước chuyển biến khoa học xã hội nhân văn xem nó như một biểu hiện của chiều sâu tư duy của một dân tộc đang nỗ lực xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, đồng thời thực sự hội nhập với dòng chảy tư duy của nhân loại “theo lăng kính của tính phản xạ hậu hiện đại”; tôn giáo học với ý nghĩa một chuyên ngành nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu những góc khuất đặc biệt của con người. | Từ chân trời của Đông Á đến chân trời nhân loại: Một số chuyển biến của khoa học xã hội nhân văn Việt Nam những năm gần đây HỘI THẢO QUỐC TẾ ĐÓNG GÓP CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỪ CHÂN TRỜI CỦA ĐÔNG Á ĐẾN CHÂN TRỜI NHÂN LOẠI: MỘT SỐ CHUYỂN BIẾN CỦA KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY . Đỗ Quang Hưng Nhập đề Có một lĩnh vực thể hiện sự “Đổi Mới” của Việt Nam trên dưới hai thập kỷ nay, một sự thể hiện âm thầm ít hiện diện trên phương tiện truyền thông đại chúng, đó là sự chuyển biến của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Bài viết của chúng tôi muốn phác họa, khái quát bước chuyển biến ấy, xem nó như một biểu hiện của chiều sâu tư duy của một dân tộc đang nỗ lực xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, đồng thời thực sự hội nhập với dòng chảy tư duy của nhân loại “theo lăng kính của tính phản xạ hậu hiện đại” (La modernité au miroir de le réfléxivité pos-modernne). Đồng thời, chúng tôi cũng muốn dành sự suy nghĩ cho sự ưu tiên một chuyên ngành còn non trẻ ở Việt Nam: Tôn giáo học, với ý nghĩa một chuyên ngành nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu những góc khuất đặc biệt của con người. I. Hai giai đoạn của khoa học xã hội nhân văn Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay Khoa học xã hội và nhân văn của Việt Nam cũng giống như tình trạng của nhiều nước Đông Á, trước khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, nói như Toynbee, là những nền văn minh chữ Vuông, trong đó đương nhiên trung tâm là văn minh Trung Hoa, tính cách sionide chế ngự. Theo chúng tôi, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của lịch sử dân tộc, chuyển từ xã hội thuộc địa trước năm 1945, đầy đủ hơn, trước năm 1975 trên toàn quốc sang một đất nước đang vươn tới tính hiện đại, độc lập và tự chủ, là hai giai đoạn phát triển: trước nhất là chuyển từ tính cách Đông Á sang tính hiện đại phương Tây; và ngày hôm nay, chuyển từ “tính hiện đại cục bộ” sang
đang nạp các trang xem trước