TAILIEUCHUNG - Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2019-2025
Bài viết này sẽ hệ thống hóa lộ trình hội nhập TTTC Việt Nam đến năm 2025 trên cơ sở những cam kết đã ký, từ đó đề xuất chiến lược hội nhập phù hợp với điều kiện nội tại của Việt Nam giai đoạn 2019-2025. | CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập Thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2019-2025 Trần Thị Xuân Anh Ngô Thị Hằng Ngày nhận: 17/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 11/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Hội nhập thị trường tài chính (Financial market integration) là tiến trình không thể đảo ngược trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, trong đó các quốc gia từng bước thực hiện mở cửa thị trường, tự do hoá tài chính nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là trở thành một phần của thị trường tài chính (TTTC) khu vực và thế giới. Các quốc gia đều lựa chọn cho mình một lộ trình hội nhập TTTC theo điều kiện kinh tế- chính trị mỗi nước. Theo đó, hội nhập TTTC bao giờ cũng phải đặt trong mối quan hệ tỷ lệ hay khuôn khổ giới hạn nhất định theo những điều kiện về không gian, thời gian của một nền kinh tế nhất định, không thể có cái gọi là hội nhập TTTC hoàn toàn ở bất kỳ quốc gia nào. Trong khuôn khổ hội nhập hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại FTA, cam kết hội nhập khu vực ASEAN, ASEM, APEC Bài viết này sẽ hệ thống hoá lộ trình hội nhập TTTC Việt Nam đến năm 2025 trên cơ sở những cam kết đã ký, từ đó đề xuất chiến lược hội nhập phù hợp với điều kiện nội tại của Việt Nam giai đoạn 2019-2025. Từ khoá: Hội nhập thị trường tài chính, WTO, ASEAN, AEC, FTA. 1. Lộ trình hội nhập thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2025 ể từ sau khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và lĩnh vực tài chính © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X nói riêng tương đối đầy đủ và toàn diện trên tất cả các cấp độ đa phương, khu vực và song phương. Ở góc độ khu vực, Việt Nam tham gia ASEAN, ASEAN+3, ASEM, và tính đến 11/2018 Việt Nam đã tham gia đàm phán 16 FTA, trong đó có 10 FTA đã ký kết và đi vào thực thi, bao gồm 6 56 FTA trong khuôn khổ hợp tác ASEAN nội và ngoại khối; và 4 FTA song phương (với Nhật Bản, Chi Lê, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á- Âu). Tháng 12/2018, Việt Nam đã kết thúc đàm phán .
đang nạp các trang xem trước