TAILIEUCHUNG - Giáo trình Xã hội học tôn giáo: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 sách gồm 12 chương còn lại: Tình cảm của tôn giáo, sùng bái tôn giáo, nhân cách tôn giáo, tổ chức xã hội tôn giáo, tôn giáo và xã hội, tôn giáo và sự phân tầng xã hội. Ở phần 2 sách chủ yếu tập trung vào tìm hiểu những khía cạnh xã hội của một vấn đề rộng lớn và phức tạp như tôn giáo, là một công việc rất phức tạp; vì vậy, giáo trình này không thể tránh khỏi những thiếu sót; hơn nữa, đây lại là những bước đi ban đầu. | Chương XII TÌNH CẢM TÔN GIÁO I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM I. 1. Khái niệm Theo tâm lý học, tình cảm là cảm xúc thể hiện quan hệ chủ quan của chủ thể đến một đối tượng nào đó (đối tượng trong trường hợp này, có thể là một cá thể, một nhóm người hay sự vật nào đó.). Trong cuộc sống của cá thể hay nhóm, tình cảm có vai trò hết sức to lớn. Nó tác động đến toàn bộ hoạt động sống của con người, từ nhận thức đến hành động. Những tình cảm tích cực (hào hứng, phấn khởi, lạc quan.), giúp cho hoạt động của con người đạt năng suất và hiệu quả hơn, cũng như quan hệ người với người trở nên thân ái hơn. Trái lại, các tình cảm tiêu cực (bực bội, đau buồn, lo lắng, sợ hãi.), làm cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn hoạt động khó khăn, con người làm việc chóng mệt mỏi, hiệu suất lao động thấp, giao tiếp với người khác khó khăn. Cũng như niềm tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo là một khía cạnh xã hội quan trọng nhất của bất cứ một loại hình tôn giáo nào. Rất khó có thể hiểu được bản chất và ảnh hưởng của tôn giáo, nếu không hiểu tình cảm tôn giáo. Nhiều nhà xã hội học, đã coi tình cảm tôn giáo như là nguồn gốc cơ bản của tôn giáo. Nhà triết học và xã hội học G. Gephind cho rằng, tình cảm tạo nên những đặc điểm cơ bản nhất của mọi tôn giáo và tất cả quan điểm tôn giáo. James cũng cho rằng, tình cảm là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. Có thể, các quan điểm trên của Gephind và James sẽ gây ra những tranh cãi nhất định, vì họ đã quá nhấn mạnh vai trò tình cảm trong tổng thể các yếu tố xã hội khác của tôn giáo. Song, điều mà không ai có thể phủ nhận được, là tình cảm tôn giáo có vị trí và tầm quan trọng không thể thay thế được đối với sự hình thành và tồn tại của tôn giáo. I. 2. Đặc điểm của tình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
337    145    2    26-12-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.