TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI) của than chế tạo từ thân cây sen

Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu khảo sát khả năng hấp Cr(VI) của than chế tạo từ thân cây sen. Sử dụng than thân sen chế tạo được để hấp phụ mẫu nước thải chứa Cr(VI) theo phương pháp hấp phụ tĩnh cho kết quả tốt. | Lê Minh Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 181(05): 171 - 177 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cr(VI) CỦA THAN CHẾ TẠO TỪ THÂN CÂY SEN Lê Minh Ngọc, Vũ Thị Hậu* Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu khảo sát khả năng hấp Cr(VI) của than chế tạo từ thân cây sen. Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng chất hấp phụ là 0,05g; thể tích dung dịch Cr(VI): 25 mL; pH = 1 ÷ 2; tốc độ lắc: 200 vòng/phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 30 phút ở nhiệt độ phòng (25±1 0C). Trong khoảng nhiệt độ khảo sát từ 303 ÷ 323K, xác định được các giá trị ΔGo pI thì bề mặt than tích điện âm. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ Cr(VI) của than thân sen theo phương pháp hấp phụ tĩnh Ảnh hưởng của pH Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến dung lượng hấp phụ Cr(VI) của than thân sen được trình bày ở hình 2. (a) Hình 2. Ảnh hưởng của pH đến dung lượng hấp phụ Cr(VI) của than thân sen (b) Hình 1. Ảnh SEM của nguyên liệu (a) và than thân sen (b) Kết quả hình 1 cho thấy than thân sen chế tạo được có bề mặt xốp hơn nhiều so với nguyên liệu ban đầu. Diện tích bề mặt riêng của nguyên liệu và than thân sen xác định theo phương pháp Kết quả hình 2 cho thấy trong khoảng pH từ 1 ÷ 7 đã khảo sát thì: Khi pH tăng thì dung lượng hấp phụ giảm, trong khoảng pH từ 1÷3 dung lượng hấp phụ giảm chậm, khi pH > 4 thì dung lượng hấp phụ giảm nhanh. Điều này có thể giải thích như sau: Ở pH thấp Cr(VI) tồn tại chủ yếu ở dạng HCrO4- và Cr2O72-, do vậy xảy ra lực hút tĩnh điện giữa bề mặt than thân sen tích điện dương và các dạng ion Cr(VI) tích điện âm nên sự hấp phụ Cr(VI) xảy ra ở pH thấp là thuận lợi. Ở pH cao, dung lượng hấp phụ của than thân sen đối với Cr(VI) giảm là do sự cạnh tranh giữa các dạng ion Cr(VI) tích điện âm với ion OHtrong dung dịch và lực đẩy tĩnh điện giữa bề mặt than thân sen tích điện âm với các dạng ion Cr(VI) cũng tích điện âm. Vì vậy, đã chọn pH = 1 ÷ 2 là khoảng pH tốt nhất cho sự

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.