TAILIEUCHUNG - Tản Đà - từ nhà Nho tài tử đến nhà Nho tân thời
Không phải ngẫu nhiên mà Tản Đà được chủ nhân cuốn Thi nhân Việt Nam ví von là cánh cửa khép mở của hai thế kỉ, được Hoài Thanh cùng các nhà phê bình văn học đánh giá là gạch nối của hai thời kì văn học trung đại và hiện đại. Những sáng tác của Tản Đà vừa là sự tiếp thu nguồn cội của văn học dân tộc, vừa là sự đột phá sáng tạo mở đường cho một thời kì văn học mới – thời kì hiện đại hóa văn học nước nhà. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 50-56 This paper is available online at DOI: TẢN ĐÀ - TỪ NHÀ NHO TÀI TỬ ĐẾN NHÀ NHO TÂN THỜI Bùi Thị Lan Hương Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Hạ Long, Quảng Ninh Tóm tắt. Không phải ngẫu nhiên mà Tản Đà được chủ nhân cuốn Thi nhân Việt Nam ví von là cánh cửa khép mở của hai thế kỉ, được Hoài Thanh cùng các nhà phê bình văn học đánh giá là gạch nối của hai thời kì văn học trung đại và hiện đại [4]. Những sáng tác của Tản Đà vừa là sự tiếp thu nguồn cội của văn học dân tộc, vừa là sự đột phá sáng tạo mở đường cho một thời kì văn học mới – thời kì hiện đại hóa văn học nước nhà. “Người của hai thế kỉ” [6;11] ấy bằng những sáng tác của mình đã thực hiện một hành trình dịch chuyển táo bạo từ “nhà Nho tài tử” với cái tôi thị tài và đa tình đến vị trí “nhà Nho tân học”với những biến đổi quan trọng trong quan niệm văn học, với cái tôi đa sầu đa mộng và với hình ảnh một nhà tiểu thuyết kiêm kí giả văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời. Từ khóa: Tản Đà, nhà Nho tài tử, nhà Nho tân thời, tiểu thuyết, giao thời. 1. Mở đầu Trong văn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng, ở một số thời điểm chúng ta lại bắt gặp những hiện tượng “đột biến” - những nhà thơ, nhà văn có sáng tác cách tân, tạo tiền đề cho sự vận động, chuyển mình của các nền văn học. Và khi nói tới một trong những hiện tượng “đột biến” đầu tiên của văn học Việt Nam thế kỉ XX, không thể không nhắc tới Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - người được Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đánh giá là “người của hai thế kỉ”, là gạch nối của hai thời kì văn học trung đại và hiện đại [6;11]. Những sáng tác của Tản Đà vừa là sự tiếp thu nguồn cội của văn học dân tộc, vừa là sự đột phá sáng tạo mở đường cho một thời kì văn học mới - thời kì hiện đại hóa văn học nước nhà. 2. Nội dung nghiên cứu Thời đại Tản Đà trưởng thành và sáng tác là một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử (văn học) dân .
đang nạp các trang xem trước