TAILIEUCHUNG - Tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820-1840)
Bài viết này trình bày về tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840), trong đó chú trọng hai nội dung chính là: Xây dựng lực lượng quân đội và hệ thống thành lũy, đồn, bảo ở vùng biên giới phía Bắc. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 134-143 This paper is available online at DOI: TỔ CHỨC PHÒNG BỊ Ở VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC DƯỚI THỜI VUA MINH MỆNH (1820-1840) Nguyễn Thị Thu Thủy Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, vùng biên giới phía Bắc luôn có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh - quốc phòng đối với Việt Nam. Triều Nguyễn thành lập dù chọn Huế - Phú Xuân là kinh đô của quốc gia, nhưng vẫn luôn coi Bắc Hà là “trọng trấn”. Do vậy, chính sách cai trị đối với Bắc Hà được nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm, trong đó, đáng chú ý là chính sách đối với vùng biên giới phía Bắc. Bài viết này trình bày về tổ chức phòng bị ở vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840), trong đó chú trọng hai nội dung chính là: xây dựng lực lượng quân đội và hệ thống thành lũy, đồn, bảo ở vùng biên giới phía Bắc. Đây là một trong những biện pháp để bảo vệ an ninh biên giới phía Bắc. Từ khóa: Tổ chức phòng bị, quân đội triều Nguyễn, biên giới phía Bắc, Minh Mệnh. 1. Mở đầu Vùng biên giới phía Bắc dưới thời vua Minh Mệnh gồm các trấn - tỉnh Quảng Yên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hóa (nay là các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, một phần tỉnh Phú Thọ và một phần tỉnh Thái Nguyên). Nghiên cứu về vùng biên giới phía Bắc đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu ở địa phương các tỉnh biên giới phía Bắc, như: Địa chí Cao Bằng (2000), Lịch sử tỉnh Cao Bằng (2008), Địa chí Thái Nguyên (2009), Địa chí Lạng Sơn, Địa chí Tuyên Quang (2013),. . . hay trong một số công trình nghiên cứu ở mức độ sinh viên, cao học về chính sách bảo vệ, chính sách an ninh quốc phòng ở vùng biên giới phía Bắc thời Nguyễn (Trần Thị Nhung [2], Phạm Thị Lan Phương [4],.). Các tác giả này xem xét nhiều vấn đề liên quan đến chính sách an ninh quốc phòng của vùng biên giới phía
đang nạp các trang xem trước