TAILIEUCHUNG - Hợp tác quốc tế giáo dục: Sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế

Hợp tác quốc tế giáo dục không chỉ góp phần thúc đẩy lợi ích quốc gia mà còn làm tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh của quốc gia đó trên trường quốc tế. Thông qua chính sách ngoại giao giáo dục khéo léo, các quốc gia có khả năng thực thi thành công rất nhiều chiến lược chính trị và địa chính trị của mình trên bình diện khu vực và trên toàn thế giới. | Nguyễn Thị Huyền Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 23 - 28 HỢP TÁC QUỐC TẾ GIÁO DỤC: SỨC MẠNH MỀM TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Nguyễn Thị Huyền Trang* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành dòng chảy chính của quan hệ quốc tế, việc sử dụng “Quyền lực mềm” ngày càng chiếm ưu thế, và giáo dục trở thành một trong những công cụ hữu hiệu, đắc lực của quyền lực mềm. Hợp tác quốc tế giáo dục không chỉ góp phần thúc đẩy lợi ích quốc gia mà còn làm tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh của quốc gia đó trên trường quốc tế. Thông qua chính sách ngoại giao giáo dục khéo léo, các quốc gia có khả năng thực thi thành công rất nhiều chiến lược chính trị và địa chính trị của mình trên bình diện khu vực và trên toàn thế giới. Đó là lý do tại sao các quốc gia ngày càng chú trọng và đầu tư hiện đại hóa và quốc tế hóa hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát huy tối đa sức mạnh mềm của giáo dục trong quan hệ quốc tế. Từ khóa: hợp tác quốc tế; giáo dục; sức mạnh mềm; hợp tác, toàn cầu hóa. ĐẶT VẤN ĐỀ * Trong đời sống chính trị - xã hội, các quyền cũng như các cá nhân con người không tồn tại và vận động một cách cô lập. Quyền không phải là sở hữu riêng của cá nhân mà nó chỉ tồn tại khi được thừa nhận bởi các thành viên khác của xã hội. Các định nghĩa về quyền lực đều thống nhất rằng quyền lực hàm chứa năng lực của một chủ thể nhằm thay đổi hành vi của các chủ thể khác trong quan hệ quyền lực. Trong quan hệ quyền lực, có ba cách cơ bản để tác động tới hành vi của người khác để có được kết quả một chủ thể mong muốn: đó là ép buộc họ bằng sự đe dọa (bạo lực.), dụ dỗ họ bằng lợi ích (vật chất, danh vọng,.), thu hút, hấp dẫn họ (bằng sức hấp dẫn, các giá trị, tư tưởng,.). Hai cách trước thường được biết đến như dùng quyền lực cứng, cách thứ ba là cách dùng quyền lực mềm. Do đó, có thể gọi quyền lực cứng là sức mạnh ra lệnh, khiến người khác làm cái mình muốn, và quyền lực mềm là sức mạnh dẫn dụ, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.