TAILIEUCHUNG - Một số khía cạnh pháp lý về phân định thẩm quyền thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
Bài viết trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn phân cấp thẩm quyền thu giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cùng với tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia vận dụng trong điều kiện hoàn cảnh của Việt nam để đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật ngân sách nhà nước. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 85‐94 Một số khía cạnh pháp lý về phân định thẩm quyền thu Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Thị Lan Hương* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 3 năm 2012 Tóm tắt. Phân định thẩm quyền thu ngân sách nhà nước vô cùng quan trọng nhằm xác định quyền hạn và lợi ích của các cấp chính quyền ở trung ương và địa phương trong việc tạo lập nguồn tài chính cho thực hiện các nhiệm vụ chi. Các khoản thu của Ngân sách trung ương (NSTW) và Ngân sách địa phương (NSĐP) được qui định trong Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), còn kết quả điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa NSTW và NSĐP thể hiện ở Dự toán NSNN hàng năm. Trên thực tế, còn tồn tại bất cập trong phân định thẩm quyền thu NSNN dẫn đến hạn chế quyền tự chủ tài chính ở địa phương, ngoài ra, nguyên tắc công khai, minh bạch chưa được triệt để tuân thủ trong quản lý thu, chi NSNN. Trong thời gian tới cần hoàn thiện pháp luật theo hướng phân cấp các khoản thu điều tiết cố định cho NSĐP, kiểm soát tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực công vì công bằng xã hội và lợi ích của người dân. 1. Dẫn nhập* cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính quyền địa phương tùy thuộc vào điều kiện tài chính có thể tự thu xếp đầu tư phát triển hoặc nhận được hỗ trợ từ NSTW. Trên thực tế, kết quả của hoạt động chi cho đầu tư phát triển đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, tuy nhiên, còn tồn tại một thực trạng đáng báo động là tình trạng thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tình trạng đầu tư, hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế nhà nước độc quyền chưa thực sự có hiệu quả. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hơn 300 dự án sử dụng vốn nhà nước trong năm 2010 bị phát hiện có thất thoát, lãng phí và 269 dự án phải ngừng thực hiện. Bên cạnh đó, hàng trăm dự án khác đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư [1]. Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền, đề cao Phải khẳng định rằng hệ .
đang nạp các trang xem trước