TAILIEUCHUNG - Đánh giá phát sinh phế phụ phẩm, phế thải đồng ruộng tại xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá phát sinh phế phụ phẩm và phế thải và tái sử dụng từ hoạt động trồng trọt theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Phế phụ phẩm đồng ruộng được ước tính cho các cây trồng chính là cây lúa, ngô, lạc, rau và đậu tương. | Võ Hữu Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 25 - 30 ĐÁNH GIÁ PHÁT SINH PHẾ PHỤ PHẨM, PHẾ THẢI ĐỒNG RUỘNG TẠI XÃ CƯ YÊN, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH Võ Hữu Công*, Lê Thị Thu Uyên, Nguyễn Thanh Lâm, Phạm Văn Cường Học viện Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá phát sinh phế phụ phẩm và phế thải và tái sử dụng từ hoạt động trồng trọt theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Phế phụ phẩm đồng ruộng được ước tính cho các cây trồng chính là cây lúa, ngô, lạc, rau và đậu tương. Phế thải đồng ruộng được xác định bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn với tổng diện tích 1 ha, phế thải được phân loại theo thông tư 03/2018/BNNPTNT. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng phế phụ phẩm đồng ruộng trong toàn xã ước tính 301,98 tấn/năm; trong đó, cây lúa là 180,32 tấn/năm, cây ngô 74,45 tấn/năm, cây lạc 17,84 tấn/năm, cây rau 24,37 tấn/năm, cây đậu tương 5 tấn/năm. Lượng phế thải thu được gồm 50 loại thuốc bảo vệ thực vật và 3 loại phân bón với nhóm thuốc trừ sâu (29,8%) và thuốc trừ bệnh (26,5%) và thuốc trừ cỏ (21,2%). Hoạt chất Trichlofon đã bị cấm sử dụng vẫn gặp khá phổ biến. Phế phụ phẩm được tái sử dụng thông qua ủ phân hữu cơ (70%), làm giá thể trồng nấm, hoặc làm thức ăn chăn nuôi (20%). Quá trình tái sử dụng các phụ phẩm trồng trọt làm phân hữu cơ và thức ăn chăn nuôi cần chú ý đến yếu tố tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Từ khóa: Phụ phẩm đồng ruộng; phế thải; phân hữu cơ; thuốc bảo vệ thực vật; tricloforn MỞ ĐẦU * Việt Nam là nước nông nghiệp với khoảng 66,9% dân số làm nghề nông, trong đó có đến 48% dân số lấy nông nghiệp làm sinh kế; nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong kinh kế hộ gia đình [2]. Lúa, ngô và các loại rau là sản phẩm nông nghiệp chủ đạo đóng góp cho GDP từ ngành hàng nông nghiệp và là nguồn lương thực, thực phẩm chính. Hàng năm, hàng triệu tấn phế thải nông nghiệp từ rơm rạ, lõi ngô, hành tỏi, rau quả bị đốt hoặc bỏ lại trên đồng ruộng gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường [3]. Nhiều công bố cho thấy, việc áp dụng rơm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.