TAILIEUCHUNG - Bài tập tình huống xử lý nợ xấu BIDV

Tài liệu cung cấp 8 tình huống bài tập về xử lý nợ xấu của ngân hàng BIDV với các nội dung như đất của hộ gia đình, tranh chấp hợp đồng tín dụng, thời gian là vàng trong các vụ án giải quyết nợ tồn đọng, hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên trong quá trình nghiên cứu, thực hành nợ xấu. | Bài tập tình huống xử lý nợ xấu BIDV BÀI TẬP TÌNH HUỐNG XỬ LÝ NỢ XẤU BIDV Bài 1 DNTN A hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, có quan hệ tín dụng với BIDV từ năm 2008 với hạn mức tín dụng là 8 tỷ đồng cho vay ngắn hạn hạn mức 3 tháng, tài sản đảm bảo là bất động sản định giá 12 tỷ đồng, gồm 2 cây xăng và 5 QSD đất, trong đó có 1 thửa đất tại trung tâm huyện TH giá thị trường trên 3 tỷ đồng đảm bảo nợ vay 1,2 tỷ đồng (Ngân hàng định giá 2 tỷ đồng). Chủ doanh nghiệp đã đầu tư mua đất và xây dựng cây xăng ngay trung tâm huyện VT (huyện mới tách) chi phí khoảng 4 tỷ đầu tư mới từ vốn lưu động, dòng tiền của doanh nghiệp yếu dần, lượng xăng tồn kho không nhiều, các khoản công nợ trả chậm cho người bán kéo dài. Các khoản nợ đến hạn trả rất khó khăn. DN đề nghị Ngân hàng tăng hạn mức 12 tỷ đồng. Sau khi phát hiện việc sử dụng vốn sai mục đích, bên cạnh đó vợ của chủ doanh nghiệp có biểu hiện làm chủ hụi. Câu hỏi: 1/ Anh chi nhận dạng rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng? 2/ Có chấp nhận tăng hạn mức không? Tại sao? 3/ Phương án xử lý khách hàng này? Bài 2 Công ty CP A hoạt động trong lĩnh vực lương thực và nuôi trồng thủy sản (chủ yếu nuôi cá tra thịt) quan hệ tín dụng với BIDV từ năm 2009 với hạn mức tín dụng là 20 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, nguồn tiền của đơn vị chuyển qua BIDV rất tốt, chính sách cho vay Công ty A lúc đó là 30% dư nợ vay được tín chấp. Đến năm 2011, ngành thủy sản đặc biệt con cá tra lâm vào tình thế khó khăn, hầu như sản phẩm cá bị lỗ do giá cá xuống thấp làm cho lợi nhuận chung của công ty ảnh hưởng theo. Đồng thời Cty cũng vay thêm bên SHB để tăng vốn lưu động. Công ty bắt đầu có tình hình tài chính suy giảm, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng từ 3 lần lên 5,5 lần so vốn chủ sở hữu. Thời điểm này giá TSBĐ cũng bắt đầu suy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.