TAILIEUCHUNG - Các giải pháp nâng cao năng lực quản lí cho giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, bản, phường

Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), một trong những loại hình của giáo dục thường xuyên (GDTX) được hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn được học tập, được trang bị kiến thức góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện nay trên cả nước đã có hơn 9000 TTHTCĐ đang hoạt động và TTHTCĐ đã thực sự trở thành điểm văn hóa - giáo dục của bản làng, trở thành trường học của nhân dân lao động, là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Sau hơn 9 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh những TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả, vẫn có không ít TTHTCĐ hoạt động kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân đó là năng lực quản lý của Giám đốc Trung tâm chưa đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của trung tâm trong tình hình hiện nay. Năng lực quản lý của một số Giám đốc TTHTCĐ còn yếu về các mặt: năng lực kế hoạch hóa, năng lực tổ chức, năng lực chỉ đạo và năng lực kiểm tra đánh giá. | Các giải pháp nâng cao năng lực quản lí cho giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng cấp xã, bản, phường Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Ngô Quang Sơn CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÍ CHO GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CẤP XÃ, BẢN, PHƯỜNG Ngô Quang Sơn* 1. Mở đầu Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), một trong những loại hình của giáo dục thường xuyên (GDTX) được hình thành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn được học tập, được trang bị kiến thức góp phần tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện nay trên cả nước đã có hơn 9000 TTHTCĐ đang hoạt động và TTHTCĐ đã thực sự trở thành điểm văn hóa - giáo dục của bản làng, trở thành trường học của nhân dân lao động, là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Sau hơn 9 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh những TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả, vẫn có không ít TTHTCĐ hoạt động kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân đó là năng lực quản lý của Giám đốc Trung tâm chưa đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ của trung tâm trong tình hình hiện nay. Năng lực quản lý của một số Giám đốc TTHTCĐ còn yếu về các mặt: năng lực kế hoạch hóa, năng lực tổ chức, năng lực chỉ đạo và năng lực kiểm tra đánh giá. 2. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho Giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng cấp Xã, Bản, Phường . Giải pháp 1: Đào tạo, bồi dưỡng . Bồi dưỡng kiến thức quản lý cơ sở giáo dục thường xuyên, quản lý TTHTCĐ a) Cơ sở và ý nghĩa của việc đề ra biện pháp Để bù đắp những thiếu hụt về kiến thức quản lý giáo dục (QLGD), nâng cao hơn nữa năng lực quản lý (NLQL) cho đội ngũ Giám đốc, vấn đề đặt ra đối với các cấp quản lý TTHTCĐ (Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT, UBND xã/phường, UBND quận/huyện) và bản thân Giám đốc TTHTCĐ là phải có một kế hoạch bồi dưỡng phù hợp và thiết thực. Công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý cơ sở GDTX phải đáp ứng được: * TS. – Vụ Giáo dục Dân tộc,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.