TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khái quát về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự

Bài viết tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau: Các quan điểm về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành và người tham gia tố tụng, nội dung, vị trí, vai trò của nguyên tắc này, mối liên hệ giữa nguyên tắc này với những vấn đề có liên quan. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 1 (2013) 27-41 Nghiên cứu khái quát về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự Trần Thu Hạnh* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 1 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 2 năm 2013; chấp nhận đăng ngày 15 tháng 3 năm 2013 Tóm tắt: Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành hoặc người tham gia tố hình sự mang tính nền tảng của quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng khi tiến hành tố tụng, đồng thời tác động mạnh mẽ đến việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm công lý trong nhà nước pháp quyền. Bài viết tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản sau: Các quan điểm về nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành và người tham gia tố tụng; Nội dung, vị trí, vai trò của nguyên tắc này; Mối liên hệ giữa nguyên tắc này với những vấn đề có liên quan. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng là nguyên tắc có tính chất nền tảng không chỉ của luật tố tụng hình sự mà còn của toàn bộ nền tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Vì thế, nguyên tắc này chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong số các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự mà ảnh hưởng của nó có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình giải quyết vụ án, đến việc bảo đảm quyền con người. Bài viết này tập trung khảo cứu các quan điểm, cũng như làm rõ những nội dung, vị trí, vai trò và mối liên hệ của nguyên tắc này với các vấn đề khác có liên quan. đã được thừa nhận trong tuyệt đại đa số pháp luật các quốc gia, được ghi nhận trong hầu hết các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, trong quy định pháp luật, trong học thuyết, cũng như trong án lệ các nước hoặc quốc tế không phải luôn luôn có cách tiếp cận, giải thích và áp dụng giống nhau về nguyên tắc này. Từ nhận thức, quan niệm khác biệt, các nước có thể có những cách tiếp cận và đưa ra biện pháp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.