TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến quá trình nhân giống Spirulina platensis nước lợ phục vụ sản xuất sinh khối tại tỉnh Thanh Hóa
Đề tài tiến hành trình bày về vấn đề ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến quá trình nhân giống Spirulina platensis nước lợ phục vụ sản xuất sinh khối tại tỉnh Thanh Hóa. Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống ở hệ thống nuôi kín có sục khí phục vụ sản xuất của hai chủng Spirulina platensis thu thập tại Thanh Hóa (TH) và Bình Thuận (BT2) đã cho thấy, cả hai chủng đều sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ với pH cao (10 với chủng TH và 9,5 với chủng BT2). | Khoa học Nông nghiệp Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến quá trình nhân giống Spirulina platensis nước lợ phục vụ sản xuất sinh khối tại tỉnh Thanh Hóa Trần Bảo Trâm1*, Nguyễn Thị Hiền1, Phan Xuân Bình Minh1, Nguyễn Thị Thanh Mai1, Trương Thị Chiên1, Phạm Hương Sơn2 1 Trung tâm Sinh học Thực nghiệm, Viện Ứng dụng Công nghệ Phòng thí nghiệm y sinh công nghệ cao, Viện Ứng dụng Công nghệ 2 Ngày nhận bài 16/10/2018; ngày chuyển phản biện 19/10/2018; ngày nhận phản biện 18/11/2018; ngày chấp nhận đăng 22/11/2018 Tóm tắt: Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống ở hệ thống nuôi kín có sục khí phục vụ sản xuất của hai chủng Spirulina platensis thu thập tại Thanh Hóa (TH) và Bình Thuận (BT2) đã cho thấy, cả hai chủng đều sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ với pH cao (10 với chủng TH và 9,5 với chủng BT2). Nhiệt độ thích hợp trong điều kiện phòng nhân giống khoảng 30°C cho cả 2 chủng thí nghiệm. Với chu kỳ chiếu sáng:tối là 12:12 giờ thì cường độ ánh sáng thích hợp cho chủng TH và BT2 là và lux, sinh khối cực đại ở ngày nuôi thứ 8 với mật độ quần thể (OD560) tương ứng đạt 1,42 và 1,33. Từ khóa: nhân giống, nước lợ, sinh khối, Spirulina, Thanh Hóa. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Spirulina (Arthrospira) là vi khuẩn lam dạng sợi đa bào, có thể sống ở những môi trường khắc nghiệt mà không thích hợp cho các loài vi tảo khác, tạo thành quần thể trong các hồ nước ngọt, nước lợ và một số môi trường nước mặn, chủ yếu là ở các hồ nước muối kiềm [1]. Mặc dù đã được sử dụng từ rất lâu nhưng chỉ đến những năm 70 của thế kỷ trước người ta mới tập trung đầu tư nuôi trồng Spirulina trên quy mô lớn cũng như nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng và ứng dụng của nó. Nghiên cứu thành phần hóa học cho thấy, tảo Spirulina có chứa tới 55-70% protein, giàu axit béo (trong đó chủ yếu là axit γ-linolenic), vitamin và khoáng vi lượng [2, 3] . Chính vì vậy, từ lâu Spirulina đã được sử dụng để bổ sung cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, .
đang nạp các trang xem trước