TAILIEUCHUNG - Tiêu chí đánh giá giờ học trên lớp của sinh viên đại học

Trên cơ sở phân tích quan niệm về giờ học trên lớp của sinh viên đại học, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến giờ học trên lớp của sinh viên, bài báo đề xuất tiêu chí đánh giá giờ học cho sinh viên đại học làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 48-57 This paper is available online at DOI: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIỜ HỌC TRÊN LỚP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Nguyễn Hoàng Đoan Huy Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Các trường đại học hiện nay phần lớn đều đang thực hiện chuyển hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, hoạt động học tập của sinh viên trên lớp theo đó cũng có nhiều thay đổi và cùng với nó, việc đánh giá giờ học của sinh viên nói riêng và đánh giá hoạt động học tập trên lớp của sinh viên nói chung cũng đang là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích quan niệm về giờ học trên lớp của sinh viên đại học, những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến giờ học trên lớp của sinh viên, bài báo đề xuất tiêu chí đánh giá giờ học cho sinh viên đại học làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Từ khóa: Đánh giá, hoạt động học, giờ học, tiêu chí đánh giá, hoạt động học của sinh viên, giờ học của sinh viên. 1. Mở đầu Đánh giá quá trình dạy học nói chung và đánh giá hoạt động học tập của sinh viên trong giờ học trên lớp nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Theo tiếp cận hiện đại, trong các công trình nghiên cứu đã và đang được thực hiện trên thế giới, các nhà giáo dục học nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên trên lớp theo tiếp cận “sự gắn kết của sinh viên vào hoạt động học” (student engagement in classroom). Ở đây, hoạt động học của sinh viên, hay nói cách khác là sự gắn kết học tập của sinh viên được định nghĩa là “sự tham gia vào hoạt động giáo dục, ở cả trong và ngoài lớp học, nhằm đạt được những kết quả có thể đo lường được” (Kuh và cộng sự 2007), và là “mức độ sinh viên tham gia vào các hoạt động giáo dục được kết nối với những kết quả học tập có chất lượng cao” (Krause và Coates 2008), hay là “hiệu quả của những nổ lực bản thân .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.