TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học ở Việt Nam
Bài báo này giới thiệu và đề xuất chỉ số mức độ khắc nghiệt của BĐKH (Climate Change Severity Index - CCSI) trong việc xác định các vùng khí hậu an toàn đối với đa dạng sinh học (ĐDSH). Hiện nay, việc đánh giá những tác động có thể có của dao động và biến đổi khí hậu (BĐKH) về mặt nhiệt độ và lượng mưa đối với một khu bảo tồn thường bao gồm ba nội dung: Các mức trung bình quá khứ, vùng quá khứ và trung bình tương lai. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM ThS. Trần Phương - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu TS. Nguyễn Văn Liêm, KS. Ngô Sỹ Giai, ThS. Nguyễn Đăng Mậu và TS. Mai Văn Khiêm Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu iện nay, việc đánh giá những tác động có thể có của dao động và biến đổi khí hậu (BĐKH) về mặt nhiệt độ và lượng mưa đối với một khu bảo tồn thường bao gồm ba nội dung: Các mức trung bình quá khứ, vùng quá khứ và trung bình tương lai. Vì các hệ sinh thái và các loài khác nhau tồn tại ở những vùng nhiệt độ và vùng mưa khác nhau, nên phải xem xét "vùng an toàn" của từng khu vực. Bài báo này giới thiệu và đề xuất chỉ số mức độ khắc nghiệt của BĐKH (Climate Change Severity Index - CCSI) trong việc xác định các vùng khí hậu an toàn đối với đa dạng sinh học (ĐDSH). H 1. Mở đầu BĐKH, mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng (MNBD), là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới; nhiệt độ tăng, MNBD gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với kinh tế - xã hội. Theo nghiên cứu đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu MNBD 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trên 10% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Trong bối cảnh đó, 78 trong số 286 “sinh cảnh sống tự nhiên trọng yếu”, 46 khu bảo tồn, 9 khu đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế và 23 khu đa dạng sinh học khác ở Việt Nam sẽ bị tác động nghiêm trọng. Nhiều loài động thực vật hoang dã sẽ phải chịu áp lực ngày càng tăng do phải thay đổi nơi cư trú, nguồn thức ăn bị thay đổi và thiên tai như lũ lụt, hạn hán và mưa bão sẽ diễn ra thường xuyên .
đang nạp các trang xem trước