TAILIEUCHUNG - Thử nghiệm dự báo hạn hán tại Việt Nam bằng sản phẩm dự báo của một số mô hình toàn cầu

Bài báo trình bày một số kết quả thử nghiệm dự báo hạn hán bằng chỉ số mưa chuẩn hóa (SPI). Phương pháp dự báo sử dụng phân tích tương quan canon (CCA) nhằm chuyển thông tin dự báo của các mô hình toàn cầu về các khu vực quan tâm. Kết quả nhận được cho thấy hứa hẹn khả năng có thể ứng dụng công nghệ này cho bài toán dự báo hạn hán tại Việt nam. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI THỬ NGHIỆM DỰ BÁO HẠN HÁN TẠI VIỆT NAM BẰNG SẢN PHẨM DỰ BÁO CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TOÀN CẦU Mai Văn Khiêm(1), Tạ Hữu Chỉnh(2), Nguyễn Thị Diễm Hương(2) (1) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2) Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương ài báo trình bày một số kết quả thử nghiệm dự báo hạn hán bằng chỉ số mưa chuẩn hóa (SPI). Phương pháp dự báo sử dụng phân tích tương quan canon (CCA) nhằm chuyển thông tin dự báo của các mô hình toàn cầu về các khu vực quan tâm. Kết quả nhận được cho thấy hứa hẹn khả năng có thể ứng dụng công nghệ này cho bài toán dự báo hạn hán tại Việt nam. Từ khóa: Dự báo, hạn hán, mô hình B 1. Mở đầu Hạn hán là hiện tượng thiếu hụt lượng mưa kéo dài tại một khu vực địa lý, sự thiếu hụt mưa này đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, suy kiệt dòng chảy trong sông, suối, hạ thấp mực nước ao, hồ, Kết quả gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm môi trường suy thoái dẫn tới đói, nghèo, dịch, bệnh. Nguyên nhân gây hạn hán có nhiều, song tập trung chủ yếu là hai nguyên nhân: 1) Nguyên nhân khách quan là do khí hậu, thời tiết bất thường làm lượng mưa ít, hoặc nhất thời thiếu hụt; 2) Nguyên nhân chủ quan là do con người chặt phá rừng, cơ cấu cây trồng không phù hợp với điều kiện khí hậu vùng, hoạt động phát thải khí nhà kính làm biến đổi khí hậu nói chung. Giải quyết vấn đề liên quan đến dự báo hạn hán tại Việt Nam cũng đã có một số công trình như đề tài cấp nhà nước của Nguyễn Quang Kim [1, 2] đã xây dựng mô hình hệ thống giám sát và cảnh báo sớm, một số giải pháp giảm nhẹ hạn hán ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Nghiên đề cập sử dụng một số chỉ số trong dự báo và giám sát hạn cho khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ như: Chỉ số mưa chuẩn hóa SPI (Standarded precipitation index), chỉ số cấp nước mặt SWSI. Song các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở vấn đề giám sát, hoặc dự báo dựa trên các phương pháp thống kê .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.