TAILIEUCHUNG - Khai thác mô hình MIKE 11 trong dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Nghiên cứu này tiến hành sử dụng các bộ công cụ mô hình MIKE SDK và công cụ trích xuất kết quả mô hình MIKE (Read1d extraction tools) kết hợp với công cụ GIS để biên tập kết quả tính toán của mô hình MIKE11 AD. Nghiên cứu cũng xây dựng các công cụ phần mềm hiển thị, chồng lớp, tính toán độ mặn, chiều sâu xâm nhập mặn, cấp độ rủi ro thiên tai, chuyển phát kết quả mô hình cùng với các công cụ cho các Đài KTTV tỉnh khai thác phục vụ các yêu cầu riêng của địa phương. | BÀI BÁO KHOA HỌC KHAI THÁC MÔ HÌNH MIKE 11 TRONG DỰ BÁO, CẢNH BÁO XÂM NHẬP MẶN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đặng Văn Dũng1, Trần Đình Phương2, Lê Thị Oanh2, Trần Thành Công2 Tóm tắt: đang tác nghiệp tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) Nam Bộ, do vậy việc khai thác hiệu quả mô hình thủy lực phục vụ dự báo, cảnh báo sẽ góp phần giảm nhẹ thiên tai và thiệt hại do xâm nhập mặn. Nghiên cứu này tiến hành sử dụng các bộ công cụ mô hình MIKE SDK và công cụ trích xuất kết quả mô hình MIKE (Read1d extraction tools) kết hợp với công cụ GIS để biên tập kết quả tính toán của mô hình MIKE11 AD. Nghiên cứu cũng xây dựng các công cụ phần mềm hiển thị, chồng lớp, tính toán độ mặn, chiều sâu xâm nhập mặn, cấp độ rủi ro thiên tai, chuyển phát kết quả mô hình cùng với các công cụ cho các Đài KTTV tỉnh khai thác phục vụ các yêu cầu riêng của địa phương. Kết quả đạt được của nghiên cứu là xây dựng được hệ thống hỗ trợ nghiệp vụ dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn hiệu quả cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khóa: Xâm nhập mặn, Mô hình, MIKE11, hệ thống hỗ trợ, dự báo Ban Biên tập nhận bài: 20/07/2018 48 Ngày phản biện xong: 15/09/2018 1. Mở đầu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích km2, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và là chìa khoá chính trong chiến lược an ninh lương thực Quốc gia. Với tiềm năng nông nghiệp và thuỷ sản to lớn, trong những năm qua, ĐBSCL luôn đóng góp khoảng 53% tổng sản lượng lương thực, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và 70% trái cây của cả nước . Tuy nhiên, ĐBSCL cũng luôn đối mặt với những hạn chế trong điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội, bao gồm: lũ và ngập lụt ở vùng đầu nguồn; xâm nhập mặn (XNM) ở vùng ven biển; thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ở những vùng xa sông, gần biển . Với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, trong những năm gần đây ĐBSCL đối mặt với sự gia tăng của xâm nhập mặn. Điển hình là đợt thiên tai hạn hán và XNM năm 2015-2016 gây thiệt hại lớn cho ĐBSCL, 10/13 tỉnh thành công bố

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.