TAILIEUCHUNG - Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm
Bài viết bàn luận về bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm, từ đó đề xuất một số biện pháp và xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập dựa vào trải nghiệm. Minh họa thiết kế công cụ đánh giá bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” trong đào tạo giáo viên kĩ thuật. | Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 93-98 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM Nguyễn Văn Hạnh Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tóm tắt. Bài viết bàn luận về bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm, từ đó đề xuất một số biện pháp và xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập dựa vào trải nghiệm. Minh họa thiết kế công cụ đánh giá bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” trong đào tạo giáo viên kĩ thuật. Từ khóa: Đánh giá, Học tập dựa vào trải nghiệm. 1. Mở đầu Học tập dựa vào trải nghiệm là một lí thuyết giáo dục hiện đại, đã và đang trở thành xu thế giáo dục trong thế kỉ XXI [8]. Nghiên cứu các tài liệu khoa học của Dewey, Lewin, Piaget, Kolb có thể thấy nét bản chất chung nhất của học tập dựa vào trải nghiệm đó là quá trình người học kiến tạo tri thức nhờ sự chuyển đổi kinh nghiệm thông qua mỗi lần trải nghiệm các kinh nghiệm đã có [3, 4, 5, 6, 9]. Mỗi người học luôn có một vốn kinh nghiệm khác nhau được xem như nền tảng cho quá trình học tập và họ sử dụng nó để thực hiện các hoạt động trải nghiệm trong những bối cảnh cụ thể. Mỗi cá nhân lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề sẽ khác nhau, phụ thuộc vào kinh nghiệm đã có và kết quả học tập ở mỗi cá nhân thường khác nhau và không có thể dự đoán trước. Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh vào cả quá trình và sản phẩm, vào sự thành công của cá nhân trong việc sử dụng kinh nghiệm đã có để phát triển bản thân. Vấn đề đặt ra là cần phải phát triển công cụ đánh giá để đo lường sự thành công trong học tập dựa vào trải nghiệm của mỗi cá nhân, đảm bảo sự phù hợp với nét riêng biệt của mỗi cá nhân. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. 2. Nội dung nghiên cứu . Bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm Theo Kolb, Dewey [5, 6, 7, 10],
đang nạp các trang xem trước