TAILIEUCHUNG - Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học THPT
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12 theo dự thảo của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trên cơ sở vận dụng chu trình học trải nghiệm của Kolb, chúng tôi đề xuất quy trình dạy học trải nghiệm trong dạy học Hóa học THPT nhằm góp phần giúp sinh viên sư phạm và giáo viên thực hiện một trong các mục tiêu giáo dục của chương trình mới. | Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học THPT Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 29–41; DOI: QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG MÔN HÓA HỌC THPT Nguyễn Thị Thùy Trang Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từlớp 1 đến lớp 12 theo dự thảo của chương trình giáo dục phổ thông mới. Trên cơ sở vận dụng chu trình học trải nghiệm của Kolb, chúng tôi đề xuất quy trình dạy học trải nghiệm trong dạy học Hóa học THPT nhằm góp phần giúp sinh viên sư phạm và giáo viên thực hiện một trong các mục tiêu giáo dục của chương trình mới. Bài báo cũng có đưa ra ví dụ minh họa cho việc vận dụng quy trình dạy học trải nghiệm cho một nội dung cụ thể trong môn Hóa học. Từ khóa:trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, quy trình học trải nghiệm, dạy học Hóa học 1. Mở đầu Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục mà học sinh (HS) được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục. Hoạt động này phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Bản chất của học tập trải nghiệm chính là học thông qua làm và phản ánh. Khi được đưa vào các HĐTN thực tế, HS sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tránh bị áp đặt và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo. Ở Việt Nam, từ năm 2015 đến nay,HĐTN đã được nghiên cứu về mặt lý luận [3, 5] và nghiên cứu thực tế, cụ thể về cách thức tổ chức trong một số lĩnh vực như Toán học, Vật lý, Sinh học, Văn học, Kỹ thuật, Hóa học[6–13].Bên cạnh đó, đã có văn bản hướng dẫn, gợi ý về việc lựa chọn phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức HĐTN[1], nhưng trên thực tế, GV vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức cho HS trải nghiệm. Điều này có thể do
đang nạp các trang xem trước