TAILIEUCHUNG - Ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn sau 1986

Văn học Việt Nam sau 1986 chứng kiến sự cách tân mạnh mẽ cả về nội dung và nghệ thuật. Trong đó, ngôn ngữ là một phương diện quan trọng làm nên phong cách của nhà văn và sự thành công của tác phẩm. Tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy bên cạnh ngôn ngữ hiện đại là sự tiếp nhận ngôn ngữ dân gian. | Ngôn ngữ dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn sau 1986 Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số6A, 2018, Tr. 31– 38 NGÔN NGỮ DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM VIẾT VỀ NÔNG THÔN SAU 1986 Phan Thúy Hằng Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm học Việt Nam sau 1986 chứng kiến sự cách tân mạnh mẽ cả về nội dung và nghệ thuật. Trong đó, ngôn ngữ là một phương diện quan trọng làm nên phong cách của nhà văn và sự thành công của tác phẩm. Tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này, chúng tôi nhận thấy bên cạnh ngôn ngữ hiện đại là sự tiếp nhận ngôn ngữ dân gian. Điều đó được thể hiện rõ khi các nhà văn tích cực đưa vào tiểu thuyết nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Và điều này đã thực sự đem lại hiệu quả thẩm mỹ lớn lao trong việc truyền tải những thông điệp về cuộc sống. Từ thuyết Việt Nam, ngôn ngữ dân gian, nông thôn 1. Đặt vấn đề Thành ngữ tục ngữ, ca dao dân gian là những yếu tố gắn liền với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Trong tiểu thuyết Việt Nam viết về nông thôn sau 1986, các nhà văn sử dụng khá nhiều các thành tố này trong lời phát ngôn của nhân vật để ví von, bình phẩm, dẫn dắt vào các tình huống. Sự xuất hiện của ngôn ngữ thông tục đã góp phần mang đến hơi thở bộn bề, dân dã của đời sống, xóa bỏ “khoảng cách sử thi” và tăng cường tính thế sự đời tư trong tiểu thuyết. Trong bài nghiên cứu “Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết sau đổi mới nhìn từ biểu tượng và ngôn ngữ”, Nguyễn Thị Mai Hương cho rằng: “Hệ thống ngôn ngữ nông thôn như là các ký hiệu văn hóa”. Và “Một trong những ký hiệu rất tiêu biểu chính là các thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ trong đời sống con người nông thôn. Trong các tiểu thuyết viết về nông thôn sau đổi mới, có thể thấy, thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ trở thành một hình thức diễn đạt khá phổ biến” [3]. 2. Nội dung . Trước hết có thể nhận thấy, người Việt trong giao tiếp hàng ngày vốn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.