TAILIEUCHUNG - Bác Hồ với thể dục thể thao vì dân cường nước thịnh
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chế độ mới được kiến tạo, đất nước ta bước vào thời kỳ “Kháng chiến, kiến quốc” từ năm 1946 - 1954. Đầu thời kỳ này Bác Hồ đã khai sinh nền Thể dục thể thao cách mạng vì dân vì tưởng “Dân cường thì quốc thịnh” của Bác Hồ có giá trị và ý nghĩa rất sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trong những thời kỳ trước đây, hiện nay và cả mai sau. | Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao BAÙC HOÀ VÔÙI THEÅ DUÏC THEÅ THAO VÌ DAÂN CÖÔØNG NÖÔÙC THÒNH Trương Quốc Uyên* Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chế độ mới được kiến tạo, đất nước ta bước vào thời kỳ “Kháng chiến, kiến quốc” từ năm 1946 - 1954. Đầu thời kỳ này Bác Hồ đã khai sinh nền Thể dục thể thao cách mạng vì dân vì tưởng “Dân cường thì quốc thịnh” của Bác Hồ có giá trị và ý nghĩa rất sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trong những thời kỳ trước đây, hiện nay và cả mai sau. 8 Bác Hồ từng nói: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Người khẳng định một trong những lợi ích đối với dân và nước là sự nghiệp phát triển TDTT trong toàn xã hội vì “Dân cường thì quốc thịnh”. Dân cường tức là sức khỏe của nhân dân tốt, quốc thịnh tức là đất nước giàu mạnh. Định nghĩa của Bác Hồ về sức khỏe con người Bác Hồ thời niên thiếu đã nhận thấy yếu tố sức khỏe của con người thể hiện từ trong cuộc sống, lao động của người dân, trong ca dao, tục ngữ xa xưa của dân tộc lưu truyền lại, từ những ý tưởng của lương y dân tộc. Ngày xưa nhân dân Việt Nam quan niệm về sức khỏe với ý nghĩa hình tượng như: “Sức dài vai rộng”, “Mạnh chân, khỏe tay”, “Ăn no vác nặng” và thần tượng hóa sức khỏe con người: “Chân cứng đá mềm”, “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”, “Đội đá vá trời”, “Trai nắm tai hổ, gái vật đổ cột đình”, “Múa giáo ngang trời, nói lời sấm sét”. Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791) danh y lớn của dân tộc Việt Nam, quan niệm về sức khỏe con người cả thể chất và tinh thần đều luôn mạnh mẽ, không bệnh tật, không yếu đau, cuộc đời tất yếu trường thọ: “Thể chất và tinh thần luôn luôn khang kiện thì tận hưởng hết tuổi thọ, ngoài trăm tuổi mới có thể chết”. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 đã định nghĩa về sức khỏe như sau: “Sức khỏe không chỉ là không bệnh tật, mà còn là trạng thái thoải mái về tâm hồn, thể xác và xã hội”. Như vậy WHO khẳng định
đang nạp các trang xem trước